Nhiệm vụ trọng tâm trong sản xuất nông nghiệp tháng Tám của các địa phương trong tỉnh là tập trung chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên cây lúa, rau màu vụ Mùa và các loại cây ăn quả, đồng thời bảo vệ an toàn đàn gia súc, gia cầm trước những diễn biến của thời tiết và dịch bệnh.
Theo dự báo của các tổ chức quốc tế, tình hình và triển vọng kinh tế thế giới năm 2024 đang ổn định sau nhiều năm chịu những cú sốc lớn, hầu hết các nền kinh tế lớn đã giảm lạm phát mà không làm tăng tỷ lệ thất nghiệp và suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, lãi suất cao trong thời gian dài, khó khăn về nợ và rủi ro địa chính trị leo thang sẽ tiếp tục thách thức tăng trưởng bền vững của nền kinh tế toàn cầu. Các sự kiện ở Biển Đỏ và xung đột ở U-crai-na tiếp tục kéo dài đã tạo ra cú sốc bất lợi mới về nguồn cung, làm tăng chi phí vận tải và có thể ảnh hưởng đến sự phục hồi của xuất khẩu, ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất trong nước.
Theo tổng hợp báo cáo của các huyện, thị xã, thành phố, tổng diện tích gieo trồng cây hằng năm vụ Xuân toàn tỉnh sơ bộ đạt 30.717 ha, giảm 2,06% (giảm 645 ha) so với vụ Xuân năm trước. Trong đó: diện tích gieo trồng cây lúa sơ bộ đạt 24.632,7 ha, giảm 2,77% (giảm 702,2 ha); ngô 957,6 ha, giảm 0,13% (giảm 1,2 ha); cây lấy củ có chất bột 90 ha, tăng 1,79% (tăng 1,6 ha); cây có hạt chứa dầu 490,7 ha, giảm 10,38% (giảm 56,9 ha); rau các loại 3.426,4 ha, tăng 2,01% (tăng 67,6 ha); đậu các loại 178 ha, giảm 6,00% (giảm 11,4 ha); hoa các loại 337,9 ha, tăng 1,31% (tăng 4,4 ha); cây hằng năm khác 603,5 ha, tăng 9,63% (tăng 53,0 ha).
Hiện nay, trên đồng ruộng xuất hiện các loại sâu, bệnh hại lúa như: bệnh bạc lá - đốm sọc vi khuẩn (diện tích nhiễm 52 ha, diện tích phòng trừ 153,5 ha); đạo ôn cổ bông (diện tích nhiễm 43,5 ha, diện tích phòng trừ 329 ha); bệnh khô vằn (diện tích nhiễm 6.006 ha, diện tích phòng trừ 6.447 ha); rầy nâu - rầy lưng trắng (diện tích nhiễm 1.063 ha, diện tích phòng trừ 1.017 ha). Theo khuyến cáo của ngành chức năng, các địa phương cần chủ động phòng trừ sâu, bệnh hại lúa vụ xuân từ nay đến cuối vụ, không để cho diện tích lúa bị sâu, bệnh hại lan rộng. Một số diện tích lúa vụ Xuân đã cho thu hoạch. Các địa phương đang huy động tối đa nhân lực, vật lực để thu hoạch lúa xuân nhanh gọn theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng” nhằm giảm thiểu những rủi ro do thời tiết gây ra.
Trên thế giới, giá hàng hóa tăng đột biến trong bối cảnh những cú sốc địa chính trị và thời tiết. Xung đột ở Trung Đông, ở U-crai-na và các cuộc tấn công liên tục ở Biển Đỏ có nguy cơ tạo ra những cú sốc bất lợi mới về nguồn cung đối với sự phục hồi toàn cầu, do chi phí lương thực, năng lượng và vận chuyển tăng đột biến. Những cú sốc thời tiết cực đoan hơn, bao gồm lũ lụt và hạn hán, cùng với hiện tượng El Nino, cũng có thể khiến giá lương thực tăng cao, làm trầm trọng thêm tình trạng mất an ninh lương thực và làm gián đoạn quá trình giảm lạm phát trên toàn cầu. Tăng trưởng chững lại ở Trung Quốc gây ra những tác động tiêu cực đến tăng trưởng của các đối tác thương mại, trong đó có Việt Nam.
Tháng Hai năm 2024, nhiệm vụ trọng tâm trong sản xuất nông nghiệp của toàn tỉnh là đẩy nhanh tiến độ gieo trồng lúa và rau màu vụ xuân. Theo đó, các địa phương đã tập trung lấy nước đổ ải theo đúng kế hoạch, đồng thời lấy nước đến đâu tiến hành làm đất ngay đến đó, bảo đảm chất lượng đất cho gieo cấy lúa xuân
Trong tháng Một năm 2024, nông dân trong toàn tỉnh đang tập trung phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch các loại cây rau màu vụ Đông; làm đất phục vụ sản xuất vụ Xuân; đồng thời bảo vệ an toàn đàn gia súc, gia cầm chuẩn bị cho tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Đến thời điểm này, hoạt động sản xuất nông nghiệp và thủy sản toàn tỉnh cơ bản ổn định, cụ thể như sau:
Do tác động của suy thoái từ các nền kinh tế lớn nên các tổ chức quốc tế đều hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam so với các báo cáo trước đây. Theo Báo cáo triển vọng phát triển châu Á phát hành tháng 12/2023, ADB dự báo tăng trưởng năm 2023 của Việt Nam đạt 5,2%, điều chỉnh giảm 0,6 điểm phần trăm so với dự báo tháng 9/2023. Cả WB và IMF đều dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 4,7% năm 2023
Tháng Mười, nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh là tập trung thu hoạch nhanh gọn lúa mùa, tranh thủ thời tiết thuận lợi khẩn trương gieo trồng cây vụ đông, chăm sóc phòng trừ sâu bệnh cho cây lâu năm và bảo vệ an toàn trên đàn gia súc, gia cầm.
Từ đầu năm đến nay, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến rất phức tạp, đó là: Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, chiến tranh thương mại ngày càng gay gắt hơn; xung đột quân sự giữa Nga và U-crai-na kéo dài; lạm phát có giảm nhưng vẫn ở mức cao, xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ, tiêu dùng; nguy cơ mất thanh khoản, rủi ro, bất ổn về tài chính, tiền tệ, nợ công, bất động sản, an ninh năng lượng, lương thực có xu hướng gia tăng. Trong nước, nền kinh tế có những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen. Sức ép lạm phát, tỷ giá, giá nguyên nhiên vật liệu tăng, sản xuất kinh doanh tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức, các thị trường xuất khẩu lớn truyền thống của Việt Nam bị thu hẹp và có sự cạnh tranh cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế. Trước tình hình đó, lãnh đạo Đảng và chính quyền địa phương các cấp, các ngành cùng toàn thể nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp nỗ lực tháo gỡ khó khăn, khôi phục sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống nhân dân. Trong chín tháng năm 2023, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục đạt kết quả khá tích cực.
Nhiệm vụ trọng tâm sản xuất nông nghiệp trong tháng là tập trung hoàn thành thu hoạch lúa vụ Xuân, gieo cấy lúa vụ Mùa; chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên cây lâu năm và bảo vệ an toàn trên đàn gia súc, gia cầm.
Sáu tháng đầu năm 2023, trong bối cảnh tình hình thế giới chịu tác động kéo dài của đại dịch Covid-19, xung đột giữa Nga và U-Crai-na, chính sách tiền tệ thắt chặt hơn để kiềm chế lạm phát, chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng cao,... Các yếu tố trên đã ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh trong nước và trong tỉnh, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất; thúc đẩy phát triển kinh tế sau dịch, đảm bảo an sinh xã hội; cùng với sự nỗ lực phấn đấu của người dân và doanh nghiệp trong tỉnh, đến nay, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục đạt kết quả khá tích cực.
Chiều ngày 27/6/2023, Cục Thống kê Hưng Yên (CTK) đã tổ chức Họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2023. Ông Đào Trọng Truyến, Cục trưởng CTK chủ trì buổi họp báo. Tham dự buổi họp báo có: Ông Vũ Tuấn Hùng, Phó Cục trưởng CTK; bà Đào Thị Hiếu, Phó Cục trưởng CTK; đại diện các cơ quan báo, truyền hình trên địa bàn tỉnh; đại điện các sở, ban, ngành của tỉnh; lãnh đạo và chuyên viên các đơn vị thuộc cơ quan CTK.
Trong tháng, sản xuất nông nghiệp gắn với nhiệm vụ trọng tâm là chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên cây lúa vụ Xuân, rau màu và cây ăn quả; đồng thời bảo vệ an toàn trên đàn gia súc, gia cầm.
Tháng Tư, nhiệm vụ trọng tâm trong sản xuất nông nghiệp của các địa phương trong tỉnh là tập trung chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh hại lúa, rau màu vụ xuân, cây ăn quả và bảo vệ an toàn đàn gia súc, gia cầm.
Trong tháng, toàn tỉnh tập trung thu hoạch nhanh gọn cây rau màu vụ Đông và đẩy nhanh tiến độ gieo trồng lúa và rau màu vụ Xuân. Các địa phương trong tỉnh đã tập trung lấy nước đổ ải theo đúng kế hoạch, đồng thời lấy nước đến đâu tiến hành làm đất ngay đến đó, bảo đảm chất lượng đất cho gieo cấy lúa xuân. Đến nay, hoạt động sản xuất nông nghiệp và thủy sản toàn tỉnh cơ bản ổn định, cụ thể như sau: