Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Hưng Yên tháng mười hai và cả năm 2018
- Thứ ba - 01/01/2019 19:44
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục xu hướng phục hồi, có nhiều cải thiện, song chứa đựng nhiều rủi ro, thách thức; hoạt đồng thương mại toàn cầu duy trì đà tăng trưởng nhưng đối mặt với nhiều khó khăn do căng thẳng thương mại Mỹ với Trung Quốc và các đối tác lớn khác như Liên minh Châu Âu, Nhật Bản ngày càng gia tăng
Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục xu hướng phục hồi, có nhiều cải thiện, song chứa đựng nhiều rủi ro, thách thức; hoạt đồng thương mại toàn cầu duy trì đà tăng trưởng nhưng đối mặt với nhiều khó khăn do căng thẳng thương mại Mỹ với Trung Quốc và các đối tác lớn khác như Liên minh Châu Âu, Nhật Bản ngày càng gia tăng. Ở trong nước, tình hình khó khăn trong sản xuất kinh doanh chưa được giải quyết triệt để, sức mua thị trường tăng thấp, khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp chưa được cải thiện nhiều; giá cả các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, sắt thép, chất đốt,... tăng cao áp lực lên lạm phát, giá cả; thiên tai, lũ lụt liên tục xảy ra. Với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân phát huy những thuận lợi, khắc phục những khó khăn, trong năm 2018, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh đạt được kết quả chủ yếu sau:
1. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) tăng 9,64%;
2. Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm nghiệp và thủy sản 10,58%; Công nghiệp và xây dựng 51,56%; Thương mại, dịch vụ (gồm cả thuế sản phẩm) 37,86%;
3. Tổng sản phẩm bình quân đầu người 55,3 triệu đồng;
4. Tổng vốn đầu tư phát triển đạt 31.548 tỷ đồng, tăng 11,08%;
5. Thu ngân sách trên địa bàn tỉnh ước đạt 12.572 tỷ đồng, trong đó thu nội địa 9.400 tỷ đồng, thu Hải quan 3.172 tỷ đồng;
6. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 10,93%;
7. Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ 31.039 tỷ đồng, tăng 11,73%;
8. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 4,42%;
9. Tỷ lệ hộ nghèo còn 2,55%;
1. Tăng trưởng kinh tế
Năm 2018, kinh tế của tỉnh tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, 6 tháng đầu tăng 8,93%, cả năm tăng 9,64% so với năm 2017, đây là năm có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất trong 5 năm trở lại đây, trong đó quan trọng nhất là sự tiếp tục giữ được sự ổn định và phát triển của cả ba khu vực nông, lâm nghiệp thủy sản; công nghiệp, xây dựng; thương mại, dịch vụ.
Sản xuất nông nghiệp, thủy sản trên địa bàn tỉnh có nhiều thuận lợi; năng suất và sản lượng của hầu hết các loại cây trồng đều tăng so với năm trước, như: lúa, nhãn, vải, cam, bưởi, chuối; hoạt động chăn nuôi cũng có nhiều thuận lợi do giá cả có xu hướng tăng từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh không có dịch bệnh xảy ra nên số lượng, sản lượng đàn gia súc, gia cầm đều tăng khá so với năm trước. Nuôi trồng thủy sản tiếp tục duy trì và phát triển theo hướng thâm canh, tỉnh tiếp tục chuyển đổi một phần diện tích đất lúa hiệu quả thấp sang cây lâu năm và nuôi trồng thủy sản hiệu quả cao.
Sản xuất công nghiệp tiếp tục được duy trì tốc độ tăng khá, trong đó số lượng doanh nghiệp đăng ký mới và đi vào hoạt động tiếp tục tăng, nhiều doanh nghiệp mới đi vào hoạt động có quy mô lớn đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển ngành công nghiệp của tỉnh. Hoạt động xây dựng tiếp tục phát triển mạnh, bên cạnh xây dựng nhà ở dân cư, năm 2018 việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng được tỉnh tiếp tục quan tâm đầu tư. Nhiều dự án đầu tư bất động sản, công trình giao thông trọng điểm, cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, khu đô thị mới được xây dựng.
Về thương mại, dịch vụ: Hoạt động bán buôn, bán lẻ tiếp tục được duy trì tốc độ tăng khá. Nguyên nhân chủ yếu do kinh tế của tỉnh có sự tăng trưởng cao liên tục trong những năm gần đây, đời sống nhân dân có nhiều cải thiện, nhu cầu tiêu dùng tăng; giá cả hàng hóa, dịch vụ lại tương đối ổn định. Các ngành dịch vụ phát triển, trong đó hoạt động kinh doanh bất động sản tăng mạnh, nhiều khu đô thị mới đang được xây dựng ở một số huyện, thành phố.
2. Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế tiếp tục có sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có xu hướng giảm xuống; công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ có xu hướng tăng lên.
Năm 2018, cơ cấu kinh tế của tỉnh như sau: nông, lâm nghiệp thủy sản còn 10,58%; công nghiệp-xây dựng 51,56%; thương mại, dịch vụ (bao gồm thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm) 37,86%. Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn liền với chính sách phát triển kinh tế của tỉnh trong thời gian vừa qua, đó là phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế của địa phương; khai thác, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao; tập trung đầu tư xây dựng, tạo bước đột phá về kết cấu hạ tầng, phát triển công nghiệp và dịch vụ; coi trọng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, gắn với xây dựng nông thôn mới để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; thực hiện đầu tư có trọng tâm, trọng điểm những lĩnh vực có lợi thế, có giá trị tăng cao, góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
3. Nông nghiệp và thủy sản
a. Nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp năm 2018 có nhiều thuận lợi, năng suất hầu hết các loại cây trồng, vật nuôi đều tăng. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,50% so với năm trước. Cụ thể tình hình sản xuất như sau:
Sản xuất cây hàng năm: Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 92.523 ha, giảm 5,44% (giảm 5.321 ha) so với năm 2017. Trong đó: Diện tích gieo trồng lúa 66.399 ha, giảm 5,65% (giảm 3.973 ha); ngô 6.926 ha, giảm 900 ha (giảm 11,50%); cây lấy củ có chất bột 526 ha, giảm 10,81% (giảm 64 ha); cây công nghiệp hàng năm 1.942 ha, giảm 17,89% (giảm 423 ha); cây rau, đậu, hoa, cây cảnh 15.585 ha, tăng 0,75%. Năng suất các loại cây trồng đều tăng, trong đó: Lúa 62,56 tạ/ha, tăng 3,08 tạ/ha so với năm 2017; ngô 59,74 tạ/ha, tăng 1,09 tạ/ha; khoai lang 153,78 tạ/ha, tăng 1,92 tạ/ha; lạc 34,93 tạ/ha, tăng 1,14 tạ/ha; đậu tương 21,41 tạ/ha, tăng 1,01 tạ/ha; rau các loại 234,06 tạ/ha, tăng 5,89 tạ/ha; đậu các loại 18,79 tạ/ha, tăng 0,05 tạ/ha. Sản lượng một số cây trồng như sau: Lúa 415.444 tấn, giảm 0,75% (giảm 3.141 tấn) so với năm 2017; ngô 41.372 tấn, giảm 9,86% (giảm 4.528 tấn); khoai lang 6.859 tấn, giảm 12,06% (giảm 941 tấn); lạc 2.942 tấn, giảm 1,28% (giảm 38 tấn); đậu tương 2.382 tấn, giảm 22,14% (giảm 662 tấn); rau các loại 302.850 tấn, tăng 12.493 tấn (tăng 4,30%); đậu các loại 1.484 tấn, giảm 21,89 % (giảm 416 tấn).
Sản xuất cây lâu năm: Diện tích cây lâu năm tăng mạnh trong những năm gần đây do địa phương có chủ trương chuyển đổi chuyển đổi từ trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây hàng năm, kết hợp chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Theo báo cáo kết quả chuyển đổi từ năm 2015-2017, toàn tỉnh đã chuyển đổi được 3.102 ha; theo kế hoạch chuyển đổi giai đoạn 2018-2020, toàn tỉnh chuyển đổi 7.133 ha.
Trong những năm gần đây hiệu quả kinh tế từ các mô hình chuyển đổi ngày càng được nâng cao, nhiều mô hình sản xuất hiệu quả đạt khá, hình thành theo chuỗi phát triển và có giá trị thu nhập cao. Năm 2018, diện tích cây lâu ăn quả đạt 12.061 ha, tăng 14,92% (tăng 1.566 ha) so với năm 2017. Một số cây ăn quả có diện tích tăng cao so với năm 2017 như: Cây nhãn 4.469 ha, tăng 14,48%; cây cam, quýt và cây có múi khác 3.115 ha, tăng 15,50%; cây chuối 2.340 ha, tăng 8,42%; cây ổi 686 ha, tăng 13,50%.... Năm nay, thời tiết thuận lợi cho quá trình ra hoa, đậu quả của một số loại cây ăn quả như vải, nhãn, cam, bưởi... Vì vậy, năng suất, sản lượng của các loại cây ăn quả này cao hơn so với năm trước.
Ước tính sản lượng một số loại cây trồng chủ yếu như sau: Sản lượng nhãn đạt 42.300 tấn, tăng 37,67%; chuối đạt 48.500 tấn, tăng 8,35%; sản lượng cam đạt 28.900 tấn, tăng 7,13%; vải 10.150 tấn, tăng 33,82% so với năm 2017. Sản xuất cây vụ đông năm 2019: Theo báo cáo tiến độ sản xuất đến ngày 25/12/2018, toàn tỉnh gieo trồng đạt 10.574 ha các loại cây vụ đông, bằng 80,84% so với cùng kỳ năm trước và đạt 87,46% kế hoạch đề ra. Nguyên nhân chủ yếu do có không ít khó khăn như: giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giá nhân công cao, công làm đất tăng nhanh, trong khi giá sản phẩm cây vụ đông không tăng, gây khó khăn cho nông dân trong đầu tư thâm canh, giảm hiệu quả sản xuất; nguồn lao động trẻ bị thu hút vào làm trong các doanh nghiệp và dịch vụ thương mại, xây dựng nên nhiều nơi thiếu lao động, nhất là các huyện phía bắc tỉnh; sản xuất vụ đông chưa tạo thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung, khó khăn trong tưới tiêu, bảo vệ sản xuất. Do vậy, dự tính tổng diện tích gieo trồng vụ đông năm nay khả năng sẽ không đạt kế hoạch. Đến nay, toàn tỉnh đã thu hoạch 5.966 ha rau màu vụ đông.
Trong đó: cây ngô 783 ha; bí các loại 1.265 ha; dược liệu, hoa cây cảnh 362 ha; rau, màu các loại 3.556 ha. Do nền nhiệt các tỉnh phía Bắc giảm xuống, đây là điều kiện thuận lợi cho cây vụ đông phát triển nhanh và cho năng suất cao. Chăn nuôi gia súc, gia cầm: Bước sang năm 2018, tình hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh ổn định, giá thịt lợn hơi xuất chuồng có xu hướng tăng so với năm 2017, đàn gia cầm phát triển mạnh một số giống gà đặc sản như: gà lai, gà Đông Tảo.
Mặt khác, năm nay trên địa bàn tỉnh không có dịch bệnh xảy ra, nên đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh tăng cả về số lượng và sản lượng. Đàn trâu 2.721 con, tăng 0,48%; đàn bò 35.385 con, tăng 0,78%; đàn lợn 585.953 con, tăng 1,87%; đàn gia cầm 8.654 nghìn con, tăng 3,33%. Sản lượng chăn nuôi ước đạt 144.337 tấn, tăng 1,83% so với năm 2017, trong đó thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 112.830 tấn, tăng 1,60%. b. Nuôi trồng thuỷ sản Tình hình sản xuất thuỷ sản giữ được ổn định và từng bước đa dạng giống nuôi trồng. Một số mô hình nuôi cá thịt thương phẩm tại các huyện Khoái Châu, Mỹ Hào, Ân Thi… theo tiêu chuẩn Vietgap đem lại giá trị kinh tế khá cho nông dân. Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 5.661,10 ha.
Toàn tỉnh có 46 cơ sở nuôi cá lồng, bè, tập trung ở thành phố Hưng Yên, Văn Giang, Khoái Châu, tổng số 250 lồng nuôi với thể tích 31.827 m3. Các bè nuôi cá đều nằm trên sông Hồng, tận dụng đặc điểm dòng nước sông sạch và luôn chảy nên mật độ cá nuôi rất dày và cho năng suất trên 1 đơn vị thể tích (m3) khá cao. Năm 2018, ước tính sản lượng thuỷ sản đạt 41.485 tấn, tăng 5,43% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó: sản lượng khai thác đạt 690 tấn, giảm 3,48%; sản lượng nuôi trồng đạt 40.795 tấn, tăng 5,60%. Sản xuất giống thuỷ sản vẫn ổn định, tương đương năm 2017. 4. Sản xuất công nghiệp a. Chỉ số sản xuất công nghiệp Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng Mười Hai tăng 11,95% so với cùng kỳ năm 2017.
Trong đó: công nghiệp khai khoáng giảm 0,70%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 11,87%; sản xuất và phân phối điện tăng 13,04%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 17,01%. Một số sản phẩm công nghiệp trong tháng tăng so với cùng kỳ năm 2017 như: mỳ, phở, miến, bún, cháo ăn liền tăng 5,52%; thức ăn cho gia súc tăng 3,38%; thức ăn cho gia cầm tăng 37,95%; thùng, hộp bằng giấy bằng bìa cứng tăng 2,54%; sơn và véc ni tan trong môi trường nước tăng 11,05%; sản phẩm bằng plastic tăng 13,96%; gạch xây dựng bằng đất sét nung (trừ gốm, sứ) quy chuẩn 220x105x60mm tăng 7,39%; mạch điện tử tích hợp tăng 11,67%; động cơ đa năng một chiều/xoay chiều có công suất >37,5W tăng 21,65%; sợi quang và các bó sợi quang, cáp sợi tăng 5,78%; dây điện đơn dạng cuộn tăng 3,78%; phụ tùng của xe có động cơ tăng 16,41%. Năm 2018, Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 10,93% so với năm 2017.
Trong đó: Công nghiệp khai khoáng (cát) giảm 6,69%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,69%; sản xuất và phân phối điện tăng 14,64%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 16,26%. Một số sản phẩm công nghiệp tăng so với cùng kỳ năm 2017 như: mỳ, phở, miến, bún, cháo ăn liền tăng 7,41%; thức ăn cho gia súc tăng 8,02%; thức ăn cho gia cầm tăng 26,56%; thùng, hộp bằng giấy bằng bìa cứng tăng 6,42%; sơn và véc ni tan trong môi trường nước tăng 12,89%; sản phẩm bằng plastic tăng 12,18%; gạch xây dựng bằng đất sét nung (trừ gốm, sứ) quy chuẩn 220x105x60mm tăng 7,98%; sắt thép các loại tăng 7,70%; mạch điện tử tích hợp tăng 12,0%; động cơ đa năng một chiều/xoay chiều có công suất >37,5W tăng 21,99%; sợi quang và các bó sợi quang, cáp sợi tăng 6,45%; dây điện đơn dạng cuộn tăng 9,18%; phụ tùng của xe có động cơ tăng 8,73%.
5. Hoạt động đầu tư, xây dựng
Năm 2018, vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh ước đạt 31.547.880 triệu đồng, tăng 11,08% so với năm 2017. Phân theo nguồn vốn: Vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước đạt 2.373.736 triệu đồng, tăng 13,43%; vốn trái phiếu Chính phủ 1.105.689 triệu đồng, tăng 1,47%; vốn tín dụng đầu tư theo kế hoạch nhà nước 776.988 triệu đồng, tăng 2,17%; vốn vay từ các nguồn khác (của khu vực nhà nước) 179.321 triệu đồng, giảm 3,76%; vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước (vốn tự có) 50.812 triệu đồng, giảm 17,29%; vốn đầu tư của dân cư và tư nhân 16.682.049 triệu đồng, tăng 10,57%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 9.896.818 triệu đồng, tăng 14,66%; vốn huy động khác 482.467 triệu đồng, giảm 2,05%.
Thực hiện vốn đầu tư ngân sách địa phương tháng Mười Hai ước đạt 252.090 triệu đồng, tăng 16,63% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó: Vốn ngân sách cấp tỉnh đạt 108.220 triệu đồng, tăng 2,04%; vốn ngân sách cấp huyện đạt 74.390 triệu đồng, tăng 27,15%; vốn ngân sách cấp xã đạt 69.480 triệu đồng, tăng 34,71%. Năm 2018, vốn đầu tư ngân sách địa phương ước đạt 2.164.566 triệu đồng, tăng 14,33% so với năm 2017. Trong đó: Vốn ngân sách cấp tỉnh đạt 958.572 triệu đồng, tăng 1,56%; vốn ngân sách cấp huyện 605.808 triệu đồng, tăng 26,23%; vốn ngân sách cấp xã 600.186 triệu đồng, tăng 27,84%.
Hoạt động đầu tư nước ngoài: Tính đến 19/12/2018, toàn tỉnh có 419 dự án có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký hoạt động, với tổng số vốn đăng ký là 4.345.194 nghìn USD, trong đó, từ đầu năm đến nay có 29 dự án đăng ký mới với số vốn đăng ký là 129.098 nghìn USD. Các quốc gia có số dự án, vốn đầu tư chủ yếu là: Thứ nhất là Nhật Bản có 153 dự án, vốn đăng ký là 2.849.583 nghìn USD, chiếm 65,58% tổng vốn đăng ký; thứ hai là Hàn Quốc có 125 dự án, vốn đăng ký 642.800 nghìn USD, chiếm 14,79% tổng vốn đăng ký; thứ ba là Trung Quốc có 84 dự án, vốn đăng ký 455.790 nghìn USD, chiếm 10,49% tổng số vốn đăng ký.
6. Thương mại, dịch vụ
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trong tháng Mười Hai ước đạt 2.795.246 triệu đồng, tăng 2,18% so với tháng trước và tăng 14,16% so với tháng cùng kỳ năm 2017. Trong đó: kinh tế nhà nước 6.815 triệu đồng, tăng 41,14% so với cùng kỳ năm 2017; kinh tế tập thể 577 triệu đồng, giảm 17,97%; kinh tế cá thể 1.746.350 triệu đồng, tăng 8,57%; kinh tế tư nhân 985.914 triệu đồng, tăng 24,94%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 55.590 triệu đồng, tăng 22,55%.
Theo ngành kinh tế: thương nghiệp đạt 2.230.796 triệu đồng, tăng 12,13%; khách sạn, nhà hàng 149.717 triệu đồng, tăng 14,89%; doanh thu du lịch 560 triệu đồng, tăng 12,0%; doanh thu dịch vụ khác 414.173 triệu đồng, tăng 25,87%. Ước tính năm 2018, tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ đạt 31.038.523 triệu đồng, tăng 11,73% so với năm 2017. Trong đó: Kinh tế nhà nước 65.723 triệu đồng, tăng 8,51%; tập thể 7.671 triệu đồng, tăng 4,60%; cá thể 19.859.603 triệu đồng, tăng 10,63%; tư nhân 10.506.975 triệu đồng, tăng 13,61%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 598.551 triệu đồng, tăng 16,56%.
Theo ngành kinh tế: thương nghiệp đạt 24.981.008 triệu đồng, tăng 11,26%; khách sạn, nhà hàng 1.668.098 triệu đồng, tăng 9,35%; doanh thu du lịch 6.844 triệu đồng, tăng 19,32%; doanh thu dịch vụ khác 4.382.928 triệu đồng, tăng 15,27%.
7. Hoạt động vận tải
a. Hoạt động vận tải hành khách
Vận tải hành khách tháng Mười Hai ước đạt 1.358 nghìn lượt người vận chuyển và 81.204 nghìn lượt người luân chuyển, lần lượt tăng 17,40% về lượt người vận chuyển và tăng 11,44% về lượt người luân chuyển so với cùng kỳ năm 2017; doanh thu vận tải hành khách ước đạt 62.415 triệu đồng, tăng 18,20%. Năm 2018, vận tải hành khách ước đạt 14.831 nghìn lượt người vận chuyển và 862.618 nghìn lượt người luân chuyển, lần lượt tăng 14,37% về lượt người vận chuyển và tăng 11,34% về lượt người luân chuyển so với cùng kỳ năm 2017; doanh thu vận tải hành khách ước đạt 659.335 triệu đồng, tăng 15,99%.
b. Hoạt động vận tải hàng hóa
Vận tải hàng hoá tháng Mười Hai ước đạt 3.067 nghìn tấn vận chuyển và 112.362 nghìn tấn luân chuyển, lần lượt tăng 17,71% về tấn hàng hóa vận chuyển và tăng 16,60% về tấn hàng hóa luân chuyển so với cùng kỳ năm 2017; doanh thu vận tải hàng hóa ước đạt 256.054 triệu đồng, tăng 17,50%. Năm 2018, vận tải hàng hóa ước đạt 30.899 nghìn tấn vận chuyển và 1.112.491 nghìn tấn luân chuyển, lần lượt tăng 14,10% về tấn hàng hóa vận chuyển và tăng 13,72% về tấn hàng hóa luân chuyển so với năm 2017; doanh thu vận tải hàng hóa ước đạt 2.502.606 triệu đồng, tăng 14,36%. 8. Hoạt động tài chính, ngân hàng a. Thu ngân sách nhà nước Năm 2018, thu ngân sách nhà nước ước đạt 12.572.348 triệu đồng, tăng 4,08% so với năm 2017 và đạt 106,46% kế hoạch. Trong đó: Thu nội địa 9.400.000 triệu đồng, tăng 8,80%; thuế xuất nhập khẩu 3.172.348 triệu đồng, giảm 6,04%.
Một số khoản thu nội địa như sau: Thu từ DNNN Trung ương 230.000 triệu đồng, giảm 15,20%; thu từ DNNN địa phương 31.000 triệu đồng, tăng 14,30%; thu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 2.000.000 triệu đồng, tăng 43,10%; thu từ khu vực ngoài quốc doanh 3.300.000 triệu đồng, bằng với cùng kỳ năm 2017; thu lệ phí trước bạ 295.000 triệu đồng, tăng 12,50%; thuế thu nhập cá nhân 750.000 triệu đồng, tăng 19,10%; các khoản thu về nhà đất 2.179.000 triệu đồng, tăng 0,47%; các khoản thu khác 234.000 triệu đồng, tăng 4,52%. b. Chi ngân sách nhà nước Tính đến ngày 19/12/2018, chi ngân sách nhà nước địa phương đạt 8.508.915 triệu đồng, đạt 97,56% kế hoạch năm.
Trong đó: Chi đầu tư phát triển 3.060.237 triệu đồng, đạt 115,34% kế hoạch; chi thường xuyên 5.448.679 triệu đồng, đạt 89,79% kế hoạch. Một số lĩnh vực chi thường xuyên như sau: Chi sự nghiệp kinh tế 515.130 triệu đồng; chi giáo dục, đào tạo 1.993.644 triệu đồng; chi sự nghiệp y tế 606.487 triệu đồng; chi sự nghiệp văn hóa, thể dục thể thao 120.916 triệu đồng; chi đảm bảo xã hội 411.078 triệu đồng; chi quản lý hành chính 1.286.397 triệu đồng; chi khác 481.868 triệu đồng. c. Hoạt động ngân hàng Tính đến 30/11/2018, tổng nguồn vốn của các tổ chức tín dụng đạt 72.845.806 triệu đồng, tăng 12,92% so với thời điểm 31/12/2017. Trong đó, Nguồn vốn huy động trong dân cư và các tổ chức kinh tế đạt 63.195.444 triệu đồng, tăng 12,81% và chiếm 86,75% tổng nguồn vốn. Tổng dư nợ đối với nền kinh tế đạt 55.853.471 triệu đồng, tăng 11,75% so với thời điểm 31/12/2017. Trong đó: Dư nợ cho vay ngắn hạn 39.019.254 triệu đồng, tăng 14,15%; dư nợ cho vay trung và dài hạn 16.834.217 triệu đồng, tăng 6,56%.
Dư nợ cho vay bằng nội tệ 53.266.347 triệu đồng, tăng 11,68%; dư nợ cho vay bằng ngoại tệ 2.587.124 triệu đồng, tăng 13,18%. Về chất lượng tín dụng: Nợ xấu (nhóm 3,4,5) là 1.337.746 triệu đồng (chiếm 2,40% tổng dư nợ), tăng 84,42% so với thời điểm 31/12/2017. 9. Chỉ số giá a. Chỉ số giá tiêu dùng Thời gian qua, tỉnh đã triển khai thực hiện nhiều chương trình xúc tiến thương mại, hỗ trợ kết nối trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm với các tỉnh, thành phố trong cả nước như: Tham gia hội chợ thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn; hội chợ quảng bá thương hiệu nhãn Hưng Yên; hội chợ nông nghiệp quốc tế Agroviet; Hội nghị kết nối cung cầu toàn quốc... qua đó cũng góp phần làm thị trường tiêu dùng trong tỉnh sôi động hơn. Giá cả các mặt hàng tiêu dùng trong năm tương đối bình ổn, không có sự tăng giá đột biến cho thấy công tác điều hành bình ổn giá cả thị trường của các cấp các ngành tại tỉnh đạt hiệu quả cao. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 năm 2018 giảm 0,31% so với tháng trước. Có 6/11 nhóm hàng hóa, dịch vụ có chỉ số giá tăng so với tháng trước, bao gồm: Đồ uống và thuốc lá tăng 0,85%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,69%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,62%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 6,07%; văn hóa giải trí và du lịch tăng 0,34%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,02%. Có 4/11 nhóm hàng hoá, dịch vụ có chỉ số giá giảm so với tháng trước, bao gồm: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 1,08%; nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD giảm 0,78%; giao thông giảm 4,69%; bưu chính viễn thông giảm 0,27%. Riêng dịch vụ giáo dục có chỉ số giá bằng với tháng trước.
So với tháng 12/2017, Chỉ số giá tiêu dùng tháng Mười Hai năm nay tăng 2,31%. Trong đó: Nhóm hàng ăn uống và dịch vụ ăn uống tăng 5,23%; đồ uống và thuốc lá tăng 1,28%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,78%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 1,11%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,43%; thuốc và dịch vụ y tế giảm 0,53%; dịch vụ giao thông tăng 2,48%; bưu chính, viễn thông giảm 1,15%; dịch vụ giáo dục tăng 1,80%; văn hóa, thể thao, giải trí tăng 2,57%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 3,36%. Bình quân chung cả năm 2018, Chỉ số giá tiêu dùng tăng 4,42% so với năm 2017. Trong đó: Nhóm hàng ăn uống và dịch vụ ăn uống tăng 4,24%; đồ uống và thuốc lá tăng 1,41%; hàng may mặc, mũ nón, giầy, dép tăng 1,15%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 2,66%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,06%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 17,32%; dịch vụ giao thông tăng 8,36%; bưu chính, viễn thông giảm 0,80%; dịch vụ giáo dục tăng 3,04%; dịch vụ văn hóa, thể thao, giải trí tăng 2,39%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 3,83%.
b. Chỉ số giá vàng và đô la Mỹ
Chỉ số giá vàng tháng Mười Hai tăng 0,69% so với tháng trước và ở mức giá bình quân 3.527.000 đồng/chỉ.
Chỉ số giá đô la Mỹ giảm 0,08% so với tháng trước, mức giá bình quân 23.370 đồng/USD. 10. Một số hoạt động văn hóa, xã hội khác a. Đời sống dân cư và đảm bảo an sinh xã hội Từ ngày 01/7/2018, thực hiện Nghị định số 72/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ duy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang từ 1.300.000 đồng/tháng lên 1.390.000 đồng/tháng (tăng 6,92%). Cũng từ 01/7/2018, thực hiện Nghị định số 88/2018/NĐ-CP ngày 15/6/2018 của Chính phủ về điều chỉnh tăng 6,92% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng của tháng 6 năm 2018 đối với các 8 nhóm đối tượng quy định tại Điều 1 Nghị định này.
Các chính sách về tiền lương được thực hiện tốt là tiền đề trong việc ổn định đời sống của cán bộ, công chức và người lao động trên địa bàn tỉnh. Công tác giảm nghèo được triển khai tích cực và đem lại hiệu quả. Kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo tỉnh Hưng Yên năm 2018 theo chuẩn nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 cho thấy: Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,55%; tỷ lệ hộ cận nghèo 2,76%. Thăm và trao tặng 70.566 suất quà của Chủ tịch nước và 71.075 suất quà của Tỉnh uỷ-HĐND-UBND-UBMTTQ tỉnh tới các gia đình chính sách, người có công nhân dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất năm 2018 và nhân dịp kỷ niệm 71 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2018). Tỉnh đã tổ chức cho Đoàn đại biểu của tỉnh đi thăm viếng nghĩa trang, các công trình ghi công liệt sỹ và di tích lịch sử tại các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị. Triển khai điều dưỡng cho 8.643 người có công, trong đó điều dưỡng ở tỉnh ngoài là 2.214 người.
Thực hiện tiếp nhận, xét duyệt hồ sơ kịp thời, đầy đủ các chính sách ưu đãi đối với người có công và thân nhân người có công: Xét duyệt 137 hồ sơ đề nghị truy tặng, phong tặng danh hiệu vinh dự nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng; trình cơ quan có thẩm quyền xác nhận đối với 50 trường hợp; giải quyết chế độ đối với 3.126 hồ sơ mai táng phí; xác nhận, tiếp nhận hồ sơ liệt sỹ đối với 15 trường hợp; giải quyết chế độ thờ cúng liệt sỹ cho trên 16.000 thân nhân/người thờ cúng liệt sỹ. Năm 2018, toàn tỉnh đã hoàn thành trao tặng 12 nhà tình nghĩa, tình thương, nhà đại đoàn kết trao cho các đối tượng chính sách, tổng trị giá 750 triệu đồng. b. Lao động việc làm Trong năm, tỉnh đã tổ chức 24 phiên giao dịch việc làm và Ngày hội việc, đã có trên 19 nghìn lượt lao động được tư vấn, phỏng vấn trực tiếp, trong đó có khoảng 34% số lao động được tuyển dụng.
Tỉnh đã chấp thuận sử dụng lao động là người nước ngoài cho 407 lượt doanh nghiệp, nhà thầu trên địa bàn tỉnh đăng ký tuyển và sử dụng lao động là người nước ngoài; cấp giấy phép và xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động cho 937 người lao động nước ngoài (trong đó có 74 lao động không thuộc diện cấp giấy phép lao động); thu hồi 262 giấy phép hết hạn và chấm dứt hợp đồng lao động. Trong năm, toàn tỉnh tuyển sinh đào tạo cho 53.497 người, đạt 115,05% kế hoạch, tăng 9,34% so với năm 2017. Tạo việc làm trong nước cho 20.158 lao động, đạt 105,54% kế hoạch, tăng 4,89% so với năm 2017. Xuất khẩu 3.742 lao động, đạt 110,06% kế hoạch, tăng 16,83% so với năm 2017. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 45%.
c. Hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch
Trong năm 2018, tỉnh đã tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, lễ hội, vui chơi mừng năm mới, các lễ kỷ niệm ngày truyền thống của ngành, địa phương thiết thực, tiết kiệm, lành mạnh, phù hợp với nếp sống văn minh, truyền thống văn hóa của dân tộc, với thuần phong, mỹ tục, phong tục, tập quán của từng địa phương.
Tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 43 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2018) và 132 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2018); Lễ tưởng niệm 20 năm ngày mất Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh; kỷ niệm73 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 (1945 - 2018)
Bảo tàng tỉnh tổ chức trưng bày tại nhà trưng bày Bảo tàng và địa phương 10 cuộc với các chuyên đề như: “Đảng Cộng sản Việt Nam - Đại hội và thành quả”, “Sức sống Trường Sa - Sắc màu tình nguyện”, “Cổ vật Hưng Yên năm 2018”, “64 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”, “Giáo dục Hưng Yên xưa và nay”, “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”, chuyên đề chào mừng kỷ niệm 73 năm Cách mạng tháng Tám (19/8/1945-19/8/2018) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2018). Tiếp nhận các trang bị quân sự của Quân chủng Phòng không - Không quân, gồm: 01 máy bay UMIG số hiệu 8229; 01 máy bay BIS số hiệu 5298; 04 tên lửa hàng không và trang bị thùng phóng, thùng chứa nguyên liệu (treo trên máy bay), 01 tổ hợp tên lửa VONGA làm hiện vật trưng bày ngoài trời tại bảo tàng mới. Ngày 23/11/2018, tại trụ sở mới Bảo tàng tỉnh, Bảo tàng tỉnh phối hợp với Câu lạc bộ Cổ ngoạn Phố Hiến, CLB Unesco nghiên cứu, sưu tầm và bảo tồn cổ vật Hưng Yên tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Cổ vật Hưng Yên” lần thứ VIII năm 2018. Tham gia trưng bày có gần 1.000 cổ vật tiêu biểu, đặc sắc bằng các chất liệu, như: Gốm, Sứ, Đồng, Gỗ… phản ánh nét đẹp văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt, trong đó có sự hình thành và phát triển của mảnh đất và con người Hưng Yên. Trong năm 2018, Nhà hát chèo tỉnh đã tổ chức 90 buổi biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp trong và ngoài tỉnh, trong đó có chương trình ca múa nhạc đêm giao thừa tại Quảng trường Nguyễn Văn Linh; chương trình nghệ thuật phục vụ Đại hội Thể dục thể thao của tỉnh; chương trình nghệ thuật phục vụ Lễ tưởng niệm 20 năm ngày mất của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và đón bằng xếp hạng di tích lịch sử quốc gia khu lưu niệm Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh;... Năm 2018, Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng tỉnh đã tổ chức trên 700 buổi chiếu phim tại Rạp và lưu động chào mừng các ngày lễ, ngày kỷ niệm của tỉnh, của đất nước. Hệ thống thư viện từ tỉnh đến cơ sở được duy trì thường xuyên phục vụ bạn đọc. Thực hiện tuyên truyền chào mừng, hưởng ứng ngày sách Việt Nam 21/4, Ngày sách và bản quyền thế giới 23/4.
Thư viện tỉnh đã tổ chức 15 cuộc tuyên truyền giới thiệu, trưng bày sách; tổ chức Hội nghị nói chuyện chuyên đề, chủ đề: "Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"; phối hợp tổ chức Ngày hội sách và Văn hóa đọc tỉnh năm 2018 với chủ đề: “Sách với gia đình”. Trưng bày sách, báo, tài liệu nhân kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888-20/8/2018); ngày thành lập ngành văn hóa 28/8; cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10. Phong trào TDTT được duy trì và phát triển trong toàn tỉnh; các cấp, các ngành đã tổ chức hàng trăm lượt thi đấu, giao lưu TDTT và các trò chơi truyền thống.
Tiếp tục nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”; chất lượng hoạt động TDTT quần chúng; phát triển phong trào TDTT trong cán bộ, CNVCLĐ, người cao tuổi, học sinh, sinh viên và trong lực lượng vũ trang. Tổ chức thành công lễ khai mạc Đại hội TDTT tỉnh Hưng Yên thứ VIII năm 2018. Trong năm 2018, đã tổ chức 12/13 giải trong chương trình Đại hội TDTT, tổ chức 8 giải thể thao liên ngành. Ngày 29/11/2018, giải Cầu lông cán bộ lãnh đạo và quản lý tỉnh Hưng Yên năm 2018 đã được tổ chức tại Nhà luyện tập và thi đấu thể dục thể thao tỉnh. Tham gia giải có gần 100 vận động viên đến từ 21 đơn vị thuộc các sở, ngành, đoàn thể, huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh. Các vận động thi đấu ở 03 nội dung: đôi nam, đôi nữ và đôi nam nữ; theo thể thức chia bảng, đấu vòng tròn tính điểm.
Đây là giải được tổ chức thường niên nhằm cổ vũ, động viên tinh thần rèn luyện thân thể trong cán bộ lãnh đạo và quản lý, góp phần nâng cao chất lượng Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” trên địa bàn tỉnh. Thể thao thành tích cao: Tổ chức tốt công tác đào tạo, huấn luyện tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT tỉnh. Thường xuyên rà soát, kiểm tra, đánh giá, thải loại các vận động viên (VĐV), đồng thời tuyển chọn bổ sung thay thế ổn định quân số. Chuẩn bị tốt lực lượng VĐV tham dự các giải thể thao quốc gia và tham dự Đại hội TDTT toàn quốc. Năm 2018, tỉnh đã tham gia 42 giải thể thao quốc gia, đạt 144 huy chương các loại, trong đó 30 huy chương Vàng, 40 huy chương Bạc và 74 huy chương Đồng. Có 53 VĐV đạt đẳng cấp quốc gia (4 VĐV đạt Kiện tướng, 2 VĐV đạt dự bị kiện tướng, 47 VĐV đạt cấp I).
d. Hoạt động y tế
Công tác giám sát dịch được thực hiện thường xuyên. Trong năm 2018, trên địa bàn tỉnh không có dịch xảy ra. Bảo đảm chế độ trực dịch và báo cáo dịch theo đúng quy định. Các bệnh truyền nhiễm gây dịch nguy hiểm như: Tả, Viêm Não NBB, SD/SXH... không phát hiện trường hợp nào. Một số bệnh truyền nhiễm gây dịch khác xuất hiện lẻ tẻ tại các huyện. Phân phối vắc xin tiêm chủng mở rộng, vật tư theo kế hoạch cho y tế cơ sở triển khai tiêm chủng cho các cháu hàng tháng. Trong và sau tiêm chủng không có tai biến xảy ra. Số phụ nữ có thai được khám trên 3 lần trước khi đẻ đạt 98%, tỷ lệ đẻ do cán bộ y tế đỡ đạt 100%. Công tác phòng chống HIV/AIDS: Tính đến ngày 30/11/2018, lũy kế số người nhiễm HIV/AIDS là 1.691 người. Trong đó: Số người nhiễm HIV/AIDS hiện còn sống 861 người, số bệnh nhân tử vong do AIDS 830 người. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm: Thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành về ATTP trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất và mùa lễ hội Xuân 2018. Giám sát mối nguy gây ô nhiễm thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất và mùa lễ hội Xuân 2018, Tết trung thu 2018. Trong năm, trên địa bàn tỉnh không xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm.
e. Bảo vệ môi trường và phòng chống cháy, nổ
Năm 2018, toàn tỉnh đã phát hiện 118 vụ vi phạm môi trường, trong đó đã xử lý 97 vụ, xử phạt 3.535 triệu đồng. Riêng tháng 12/2018, cơ quan chức năng đã phát hiện, đồng thời xử lý 17 vụ vi phạm môi trường, ra quyết định xử phạt 657 triệu đồng. Nguyên nhân vi phạm đa số là vi phạm gây ô nhiễm môi trường, việc xả thải vượt quá tiêu chuẩn, quy chuẩn ra môi trường của các doanh nghiệp, vi phạm không có giấy tờ kiểm dịch vệ sinh an toàn thực phẩm của các cơ quan chức năng, không rõ nguồn gốc xuất xứ và khai thác cát bừa bãi gây ô nhiễm môi trường. Năm 2018 (tính từ 16/12/2017 đến 15/12/2018) trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 12 vụ cháy, 1 vụ nổ, làm 2 người chết, 1 người bị thương, thiệt hại tài sản 38.078 triệu đồng. Đặc biệt, vụ cháy Chợ Gạo và công ty nhựa Bắc Á xảy ra vào ngày 26/7/2018 gây ra thiệt hại ước tính 34.885 triệu đồng.
Riêng trong tháng 12/2018, tỉnh Hưng Yên không xảy ra vụ cháy, nổ nào. f. An toàn giao thông Theo số liệu của Ban An toàn giao thông tỉnh Hưng Yên, từ ngày 16/11/2018 đến 15/12/2018, toàn tỉnh xảy ra 16 vụ tai nạn giao thông (trong đó: 15 vụ tai nạn đường bộ, 1 vụ tai nạn đường sắt), làm chết 3 người, làm bị thương 10 người. So với tháng trước, số vụ tai nạn tăng 6 vụ, tăng 60,0%; số người chết giảm 9 người, giảm 75,0%; số người bị thương tăng 9 người, tăng 900,0%. Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/12/2018, toàn tỉnh đã xảy ra 158 vụ tai nạn giao thông, làm chết 112 người, làm bị thương 112 người. So với cùng kỳ năm 2017, số vụ tai nạn giảm 1 vụ, giảm 0,63%; số người chết giảm 2 người, giảm 1,75%; số người bị thương giảm 1 người, giảm 0,88%./.
1. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) tăng 9,64%;
2. Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm nghiệp và thủy sản 10,58%; Công nghiệp và xây dựng 51,56%; Thương mại, dịch vụ (gồm cả thuế sản phẩm) 37,86%;
3. Tổng sản phẩm bình quân đầu người 55,3 triệu đồng;
4. Tổng vốn đầu tư phát triển đạt 31.548 tỷ đồng, tăng 11,08%;
5. Thu ngân sách trên địa bàn tỉnh ước đạt 12.572 tỷ đồng, trong đó thu nội địa 9.400 tỷ đồng, thu Hải quan 3.172 tỷ đồng;
6. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 10,93%;
7. Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ 31.039 tỷ đồng, tăng 11,73%;
8. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 4,42%;
9. Tỷ lệ hộ nghèo còn 2,55%;
1. Tăng trưởng kinh tế
Năm 2018, kinh tế của tỉnh tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, 6 tháng đầu tăng 8,93%, cả năm tăng 9,64% so với năm 2017, đây là năm có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất trong 5 năm trở lại đây, trong đó quan trọng nhất là sự tiếp tục giữ được sự ổn định và phát triển của cả ba khu vực nông, lâm nghiệp thủy sản; công nghiệp, xây dựng; thương mại, dịch vụ.
Sản xuất nông nghiệp, thủy sản trên địa bàn tỉnh có nhiều thuận lợi; năng suất và sản lượng của hầu hết các loại cây trồng đều tăng so với năm trước, như: lúa, nhãn, vải, cam, bưởi, chuối; hoạt động chăn nuôi cũng có nhiều thuận lợi do giá cả có xu hướng tăng từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh không có dịch bệnh xảy ra nên số lượng, sản lượng đàn gia súc, gia cầm đều tăng khá so với năm trước. Nuôi trồng thủy sản tiếp tục duy trì và phát triển theo hướng thâm canh, tỉnh tiếp tục chuyển đổi một phần diện tích đất lúa hiệu quả thấp sang cây lâu năm và nuôi trồng thủy sản hiệu quả cao.
Sản xuất công nghiệp tiếp tục được duy trì tốc độ tăng khá, trong đó số lượng doanh nghiệp đăng ký mới và đi vào hoạt động tiếp tục tăng, nhiều doanh nghiệp mới đi vào hoạt động có quy mô lớn đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển ngành công nghiệp của tỉnh. Hoạt động xây dựng tiếp tục phát triển mạnh, bên cạnh xây dựng nhà ở dân cư, năm 2018 việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng được tỉnh tiếp tục quan tâm đầu tư. Nhiều dự án đầu tư bất động sản, công trình giao thông trọng điểm, cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, khu đô thị mới được xây dựng.
Về thương mại, dịch vụ: Hoạt động bán buôn, bán lẻ tiếp tục được duy trì tốc độ tăng khá. Nguyên nhân chủ yếu do kinh tế của tỉnh có sự tăng trưởng cao liên tục trong những năm gần đây, đời sống nhân dân có nhiều cải thiện, nhu cầu tiêu dùng tăng; giá cả hàng hóa, dịch vụ lại tương đối ổn định. Các ngành dịch vụ phát triển, trong đó hoạt động kinh doanh bất động sản tăng mạnh, nhiều khu đô thị mới đang được xây dựng ở một số huyện, thành phố.
2. Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế tiếp tục có sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có xu hướng giảm xuống; công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ có xu hướng tăng lên.
Năm 2018, cơ cấu kinh tế của tỉnh như sau: nông, lâm nghiệp thủy sản còn 10,58%; công nghiệp-xây dựng 51,56%; thương mại, dịch vụ (bao gồm thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm) 37,86%. Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn liền với chính sách phát triển kinh tế của tỉnh trong thời gian vừa qua, đó là phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế của địa phương; khai thác, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao; tập trung đầu tư xây dựng, tạo bước đột phá về kết cấu hạ tầng, phát triển công nghiệp và dịch vụ; coi trọng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, gắn với xây dựng nông thôn mới để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; thực hiện đầu tư có trọng tâm, trọng điểm những lĩnh vực có lợi thế, có giá trị tăng cao, góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
3. Nông nghiệp và thủy sản
a. Nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp năm 2018 có nhiều thuận lợi, năng suất hầu hết các loại cây trồng, vật nuôi đều tăng. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,50% so với năm trước. Cụ thể tình hình sản xuất như sau:
Sản xuất cây hàng năm: Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 92.523 ha, giảm 5,44% (giảm 5.321 ha) so với năm 2017. Trong đó: Diện tích gieo trồng lúa 66.399 ha, giảm 5,65% (giảm 3.973 ha); ngô 6.926 ha, giảm 900 ha (giảm 11,50%); cây lấy củ có chất bột 526 ha, giảm 10,81% (giảm 64 ha); cây công nghiệp hàng năm 1.942 ha, giảm 17,89% (giảm 423 ha); cây rau, đậu, hoa, cây cảnh 15.585 ha, tăng 0,75%. Năng suất các loại cây trồng đều tăng, trong đó: Lúa 62,56 tạ/ha, tăng 3,08 tạ/ha so với năm 2017; ngô 59,74 tạ/ha, tăng 1,09 tạ/ha; khoai lang 153,78 tạ/ha, tăng 1,92 tạ/ha; lạc 34,93 tạ/ha, tăng 1,14 tạ/ha; đậu tương 21,41 tạ/ha, tăng 1,01 tạ/ha; rau các loại 234,06 tạ/ha, tăng 5,89 tạ/ha; đậu các loại 18,79 tạ/ha, tăng 0,05 tạ/ha. Sản lượng một số cây trồng như sau: Lúa 415.444 tấn, giảm 0,75% (giảm 3.141 tấn) so với năm 2017; ngô 41.372 tấn, giảm 9,86% (giảm 4.528 tấn); khoai lang 6.859 tấn, giảm 12,06% (giảm 941 tấn); lạc 2.942 tấn, giảm 1,28% (giảm 38 tấn); đậu tương 2.382 tấn, giảm 22,14% (giảm 662 tấn); rau các loại 302.850 tấn, tăng 12.493 tấn (tăng 4,30%); đậu các loại 1.484 tấn, giảm 21,89 % (giảm 416 tấn).
Sản xuất cây lâu năm: Diện tích cây lâu năm tăng mạnh trong những năm gần đây do địa phương có chủ trương chuyển đổi chuyển đổi từ trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây hàng năm, kết hợp chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Theo báo cáo kết quả chuyển đổi từ năm 2015-2017, toàn tỉnh đã chuyển đổi được 3.102 ha; theo kế hoạch chuyển đổi giai đoạn 2018-2020, toàn tỉnh chuyển đổi 7.133 ha.
Trong những năm gần đây hiệu quả kinh tế từ các mô hình chuyển đổi ngày càng được nâng cao, nhiều mô hình sản xuất hiệu quả đạt khá, hình thành theo chuỗi phát triển và có giá trị thu nhập cao. Năm 2018, diện tích cây lâu ăn quả đạt 12.061 ha, tăng 14,92% (tăng 1.566 ha) so với năm 2017. Một số cây ăn quả có diện tích tăng cao so với năm 2017 như: Cây nhãn 4.469 ha, tăng 14,48%; cây cam, quýt và cây có múi khác 3.115 ha, tăng 15,50%; cây chuối 2.340 ha, tăng 8,42%; cây ổi 686 ha, tăng 13,50%.... Năm nay, thời tiết thuận lợi cho quá trình ra hoa, đậu quả của một số loại cây ăn quả như vải, nhãn, cam, bưởi... Vì vậy, năng suất, sản lượng của các loại cây ăn quả này cao hơn so với năm trước.
Ước tính sản lượng một số loại cây trồng chủ yếu như sau: Sản lượng nhãn đạt 42.300 tấn, tăng 37,67%; chuối đạt 48.500 tấn, tăng 8,35%; sản lượng cam đạt 28.900 tấn, tăng 7,13%; vải 10.150 tấn, tăng 33,82% so với năm 2017. Sản xuất cây vụ đông năm 2019: Theo báo cáo tiến độ sản xuất đến ngày 25/12/2018, toàn tỉnh gieo trồng đạt 10.574 ha các loại cây vụ đông, bằng 80,84% so với cùng kỳ năm trước và đạt 87,46% kế hoạch đề ra. Nguyên nhân chủ yếu do có không ít khó khăn như: giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giá nhân công cao, công làm đất tăng nhanh, trong khi giá sản phẩm cây vụ đông không tăng, gây khó khăn cho nông dân trong đầu tư thâm canh, giảm hiệu quả sản xuất; nguồn lao động trẻ bị thu hút vào làm trong các doanh nghiệp và dịch vụ thương mại, xây dựng nên nhiều nơi thiếu lao động, nhất là các huyện phía bắc tỉnh; sản xuất vụ đông chưa tạo thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung, khó khăn trong tưới tiêu, bảo vệ sản xuất. Do vậy, dự tính tổng diện tích gieo trồng vụ đông năm nay khả năng sẽ không đạt kế hoạch. Đến nay, toàn tỉnh đã thu hoạch 5.966 ha rau màu vụ đông.
Trong đó: cây ngô 783 ha; bí các loại 1.265 ha; dược liệu, hoa cây cảnh 362 ha; rau, màu các loại 3.556 ha. Do nền nhiệt các tỉnh phía Bắc giảm xuống, đây là điều kiện thuận lợi cho cây vụ đông phát triển nhanh và cho năng suất cao. Chăn nuôi gia súc, gia cầm: Bước sang năm 2018, tình hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh ổn định, giá thịt lợn hơi xuất chuồng có xu hướng tăng so với năm 2017, đàn gia cầm phát triển mạnh một số giống gà đặc sản như: gà lai, gà Đông Tảo.
Mặt khác, năm nay trên địa bàn tỉnh không có dịch bệnh xảy ra, nên đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh tăng cả về số lượng và sản lượng. Đàn trâu 2.721 con, tăng 0,48%; đàn bò 35.385 con, tăng 0,78%; đàn lợn 585.953 con, tăng 1,87%; đàn gia cầm 8.654 nghìn con, tăng 3,33%. Sản lượng chăn nuôi ước đạt 144.337 tấn, tăng 1,83% so với năm 2017, trong đó thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 112.830 tấn, tăng 1,60%. b. Nuôi trồng thuỷ sản Tình hình sản xuất thuỷ sản giữ được ổn định và từng bước đa dạng giống nuôi trồng. Một số mô hình nuôi cá thịt thương phẩm tại các huyện Khoái Châu, Mỹ Hào, Ân Thi… theo tiêu chuẩn Vietgap đem lại giá trị kinh tế khá cho nông dân. Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 5.661,10 ha.
Toàn tỉnh có 46 cơ sở nuôi cá lồng, bè, tập trung ở thành phố Hưng Yên, Văn Giang, Khoái Châu, tổng số 250 lồng nuôi với thể tích 31.827 m3. Các bè nuôi cá đều nằm trên sông Hồng, tận dụng đặc điểm dòng nước sông sạch và luôn chảy nên mật độ cá nuôi rất dày và cho năng suất trên 1 đơn vị thể tích (m3) khá cao. Năm 2018, ước tính sản lượng thuỷ sản đạt 41.485 tấn, tăng 5,43% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó: sản lượng khai thác đạt 690 tấn, giảm 3,48%; sản lượng nuôi trồng đạt 40.795 tấn, tăng 5,60%. Sản xuất giống thuỷ sản vẫn ổn định, tương đương năm 2017. 4. Sản xuất công nghiệp a. Chỉ số sản xuất công nghiệp Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng Mười Hai tăng 11,95% so với cùng kỳ năm 2017.
Trong đó: công nghiệp khai khoáng giảm 0,70%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 11,87%; sản xuất và phân phối điện tăng 13,04%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 17,01%. Một số sản phẩm công nghiệp trong tháng tăng so với cùng kỳ năm 2017 như: mỳ, phở, miến, bún, cháo ăn liền tăng 5,52%; thức ăn cho gia súc tăng 3,38%; thức ăn cho gia cầm tăng 37,95%; thùng, hộp bằng giấy bằng bìa cứng tăng 2,54%; sơn và véc ni tan trong môi trường nước tăng 11,05%; sản phẩm bằng plastic tăng 13,96%; gạch xây dựng bằng đất sét nung (trừ gốm, sứ) quy chuẩn 220x105x60mm tăng 7,39%; mạch điện tử tích hợp tăng 11,67%; động cơ đa năng một chiều/xoay chiều có công suất >37,5W tăng 21,65%; sợi quang và các bó sợi quang, cáp sợi tăng 5,78%; dây điện đơn dạng cuộn tăng 3,78%; phụ tùng của xe có động cơ tăng 16,41%. Năm 2018, Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 10,93% so với năm 2017.
Trong đó: Công nghiệp khai khoáng (cát) giảm 6,69%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,69%; sản xuất và phân phối điện tăng 14,64%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 16,26%. Một số sản phẩm công nghiệp tăng so với cùng kỳ năm 2017 như: mỳ, phở, miến, bún, cháo ăn liền tăng 7,41%; thức ăn cho gia súc tăng 8,02%; thức ăn cho gia cầm tăng 26,56%; thùng, hộp bằng giấy bằng bìa cứng tăng 6,42%; sơn và véc ni tan trong môi trường nước tăng 12,89%; sản phẩm bằng plastic tăng 12,18%; gạch xây dựng bằng đất sét nung (trừ gốm, sứ) quy chuẩn 220x105x60mm tăng 7,98%; sắt thép các loại tăng 7,70%; mạch điện tử tích hợp tăng 12,0%; động cơ đa năng một chiều/xoay chiều có công suất >37,5W tăng 21,99%; sợi quang và các bó sợi quang, cáp sợi tăng 6,45%; dây điện đơn dạng cuộn tăng 9,18%; phụ tùng của xe có động cơ tăng 8,73%.
5. Hoạt động đầu tư, xây dựng
Năm 2018, vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh ước đạt 31.547.880 triệu đồng, tăng 11,08% so với năm 2017. Phân theo nguồn vốn: Vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước đạt 2.373.736 triệu đồng, tăng 13,43%; vốn trái phiếu Chính phủ 1.105.689 triệu đồng, tăng 1,47%; vốn tín dụng đầu tư theo kế hoạch nhà nước 776.988 triệu đồng, tăng 2,17%; vốn vay từ các nguồn khác (của khu vực nhà nước) 179.321 triệu đồng, giảm 3,76%; vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước (vốn tự có) 50.812 triệu đồng, giảm 17,29%; vốn đầu tư của dân cư và tư nhân 16.682.049 triệu đồng, tăng 10,57%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 9.896.818 triệu đồng, tăng 14,66%; vốn huy động khác 482.467 triệu đồng, giảm 2,05%.
Thực hiện vốn đầu tư ngân sách địa phương tháng Mười Hai ước đạt 252.090 triệu đồng, tăng 16,63% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó: Vốn ngân sách cấp tỉnh đạt 108.220 triệu đồng, tăng 2,04%; vốn ngân sách cấp huyện đạt 74.390 triệu đồng, tăng 27,15%; vốn ngân sách cấp xã đạt 69.480 triệu đồng, tăng 34,71%. Năm 2018, vốn đầu tư ngân sách địa phương ước đạt 2.164.566 triệu đồng, tăng 14,33% so với năm 2017. Trong đó: Vốn ngân sách cấp tỉnh đạt 958.572 triệu đồng, tăng 1,56%; vốn ngân sách cấp huyện 605.808 triệu đồng, tăng 26,23%; vốn ngân sách cấp xã 600.186 triệu đồng, tăng 27,84%.
Hoạt động đầu tư nước ngoài: Tính đến 19/12/2018, toàn tỉnh có 419 dự án có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký hoạt động, với tổng số vốn đăng ký là 4.345.194 nghìn USD, trong đó, từ đầu năm đến nay có 29 dự án đăng ký mới với số vốn đăng ký là 129.098 nghìn USD. Các quốc gia có số dự án, vốn đầu tư chủ yếu là: Thứ nhất là Nhật Bản có 153 dự án, vốn đăng ký là 2.849.583 nghìn USD, chiếm 65,58% tổng vốn đăng ký; thứ hai là Hàn Quốc có 125 dự án, vốn đăng ký 642.800 nghìn USD, chiếm 14,79% tổng vốn đăng ký; thứ ba là Trung Quốc có 84 dự án, vốn đăng ký 455.790 nghìn USD, chiếm 10,49% tổng số vốn đăng ký.
6. Thương mại, dịch vụ
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trong tháng Mười Hai ước đạt 2.795.246 triệu đồng, tăng 2,18% so với tháng trước và tăng 14,16% so với tháng cùng kỳ năm 2017. Trong đó: kinh tế nhà nước 6.815 triệu đồng, tăng 41,14% so với cùng kỳ năm 2017; kinh tế tập thể 577 triệu đồng, giảm 17,97%; kinh tế cá thể 1.746.350 triệu đồng, tăng 8,57%; kinh tế tư nhân 985.914 triệu đồng, tăng 24,94%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 55.590 triệu đồng, tăng 22,55%.
Theo ngành kinh tế: thương nghiệp đạt 2.230.796 triệu đồng, tăng 12,13%; khách sạn, nhà hàng 149.717 triệu đồng, tăng 14,89%; doanh thu du lịch 560 triệu đồng, tăng 12,0%; doanh thu dịch vụ khác 414.173 triệu đồng, tăng 25,87%. Ước tính năm 2018, tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ đạt 31.038.523 triệu đồng, tăng 11,73% so với năm 2017. Trong đó: Kinh tế nhà nước 65.723 triệu đồng, tăng 8,51%; tập thể 7.671 triệu đồng, tăng 4,60%; cá thể 19.859.603 triệu đồng, tăng 10,63%; tư nhân 10.506.975 triệu đồng, tăng 13,61%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 598.551 triệu đồng, tăng 16,56%.
Theo ngành kinh tế: thương nghiệp đạt 24.981.008 triệu đồng, tăng 11,26%; khách sạn, nhà hàng 1.668.098 triệu đồng, tăng 9,35%; doanh thu du lịch 6.844 triệu đồng, tăng 19,32%; doanh thu dịch vụ khác 4.382.928 triệu đồng, tăng 15,27%.
7. Hoạt động vận tải
a. Hoạt động vận tải hành khách
Vận tải hành khách tháng Mười Hai ước đạt 1.358 nghìn lượt người vận chuyển và 81.204 nghìn lượt người luân chuyển, lần lượt tăng 17,40% về lượt người vận chuyển và tăng 11,44% về lượt người luân chuyển so với cùng kỳ năm 2017; doanh thu vận tải hành khách ước đạt 62.415 triệu đồng, tăng 18,20%. Năm 2018, vận tải hành khách ước đạt 14.831 nghìn lượt người vận chuyển và 862.618 nghìn lượt người luân chuyển, lần lượt tăng 14,37% về lượt người vận chuyển và tăng 11,34% về lượt người luân chuyển so với cùng kỳ năm 2017; doanh thu vận tải hành khách ước đạt 659.335 triệu đồng, tăng 15,99%.
b. Hoạt động vận tải hàng hóa
Vận tải hàng hoá tháng Mười Hai ước đạt 3.067 nghìn tấn vận chuyển và 112.362 nghìn tấn luân chuyển, lần lượt tăng 17,71% về tấn hàng hóa vận chuyển và tăng 16,60% về tấn hàng hóa luân chuyển so với cùng kỳ năm 2017; doanh thu vận tải hàng hóa ước đạt 256.054 triệu đồng, tăng 17,50%. Năm 2018, vận tải hàng hóa ước đạt 30.899 nghìn tấn vận chuyển và 1.112.491 nghìn tấn luân chuyển, lần lượt tăng 14,10% về tấn hàng hóa vận chuyển và tăng 13,72% về tấn hàng hóa luân chuyển so với năm 2017; doanh thu vận tải hàng hóa ước đạt 2.502.606 triệu đồng, tăng 14,36%. 8. Hoạt động tài chính, ngân hàng a. Thu ngân sách nhà nước Năm 2018, thu ngân sách nhà nước ước đạt 12.572.348 triệu đồng, tăng 4,08% so với năm 2017 và đạt 106,46% kế hoạch. Trong đó: Thu nội địa 9.400.000 triệu đồng, tăng 8,80%; thuế xuất nhập khẩu 3.172.348 triệu đồng, giảm 6,04%.
Một số khoản thu nội địa như sau: Thu từ DNNN Trung ương 230.000 triệu đồng, giảm 15,20%; thu từ DNNN địa phương 31.000 triệu đồng, tăng 14,30%; thu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 2.000.000 triệu đồng, tăng 43,10%; thu từ khu vực ngoài quốc doanh 3.300.000 triệu đồng, bằng với cùng kỳ năm 2017; thu lệ phí trước bạ 295.000 triệu đồng, tăng 12,50%; thuế thu nhập cá nhân 750.000 triệu đồng, tăng 19,10%; các khoản thu về nhà đất 2.179.000 triệu đồng, tăng 0,47%; các khoản thu khác 234.000 triệu đồng, tăng 4,52%. b. Chi ngân sách nhà nước Tính đến ngày 19/12/2018, chi ngân sách nhà nước địa phương đạt 8.508.915 triệu đồng, đạt 97,56% kế hoạch năm.
Trong đó: Chi đầu tư phát triển 3.060.237 triệu đồng, đạt 115,34% kế hoạch; chi thường xuyên 5.448.679 triệu đồng, đạt 89,79% kế hoạch. Một số lĩnh vực chi thường xuyên như sau: Chi sự nghiệp kinh tế 515.130 triệu đồng; chi giáo dục, đào tạo 1.993.644 triệu đồng; chi sự nghiệp y tế 606.487 triệu đồng; chi sự nghiệp văn hóa, thể dục thể thao 120.916 triệu đồng; chi đảm bảo xã hội 411.078 triệu đồng; chi quản lý hành chính 1.286.397 triệu đồng; chi khác 481.868 triệu đồng. c. Hoạt động ngân hàng Tính đến 30/11/2018, tổng nguồn vốn của các tổ chức tín dụng đạt 72.845.806 triệu đồng, tăng 12,92% so với thời điểm 31/12/2017. Trong đó, Nguồn vốn huy động trong dân cư và các tổ chức kinh tế đạt 63.195.444 triệu đồng, tăng 12,81% và chiếm 86,75% tổng nguồn vốn. Tổng dư nợ đối với nền kinh tế đạt 55.853.471 triệu đồng, tăng 11,75% so với thời điểm 31/12/2017. Trong đó: Dư nợ cho vay ngắn hạn 39.019.254 triệu đồng, tăng 14,15%; dư nợ cho vay trung và dài hạn 16.834.217 triệu đồng, tăng 6,56%.
Dư nợ cho vay bằng nội tệ 53.266.347 triệu đồng, tăng 11,68%; dư nợ cho vay bằng ngoại tệ 2.587.124 triệu đồng, tăng 13,18%. Về chất lượng tín dụng: Nợ xấu (nhóm 3,4,5) là 1.337.746 triệu đồng (chiếm 2,40% tổng dư nợ), tăng 84,42% so với thời điểm 31/12/2017. 9. Chỉ số giá a. Chỉ số giá tiêu dùng Thời gian qua, tỉnh đã triển khai thực hiện nhiều chương trình xúc tiến thương mại, hỗ trợ kết nối trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm với các tỉnh, thành phố trong cả nước như: Tham gia hội chợ thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn; hội chợ quảng bá thương hiệu nhãn Hưng Yên; hội chợ nông nghiệp quốc tế Agroviet; Hội nghị kết nối cung cầu toàn quốc... qua đó cũng góp phần làm thị trường tiêu dùng trong tỉnh sôi động hơn. Giá cả các mặt hàng tiêu dùng trong năm tương đối bình ổn, không có sự tăng giá đột biến cho thấy công tác điều hành bình ổn giá cả thị trường của các cấp các ngành tại tỉnh đạt hiệu quả cao. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 năm 2018 giảm 0,31% so với tháng trước. Có 6/11 nhóm hàng hóa, dịch vụ có chỉ số giá tăng so với tháng trước, bao gồm: Đồ uống và thuốc lá tăng 0,85%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,69%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,62%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 6,07%; văn hóa giải trí và du lịch tăng 0,34%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,02%. Có 4/11 nhóm hàng hoá, dịch vụ có chỉ số giá giảm so với tháng trước, bao gồm: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 1,08%; nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD giảm 0,78%; giao thông giảm 4,69%; bưu chính viễn thông giảm 0,27%. Riêng dịch vụ giáo dục có chỉ số giá bằng với tháng trước.
So với tháng 12/2017, Chỉ số giá tiêu dùng tháng Mười Hai năm nay tăng 2,31%. Trong đó: Nhóm hàng ăn uống và dịch vụ ăn uống tăng 5,23%; đồ uống và thuốc lá tăng 1,28%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,78%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 1,11%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,43%; thuốc và dịch vụ y tế giảm 0,53%; dịch vụ giao thông tăng 2,48%; bưu chính, viễn thông giảm 1,15%; dịch vụ giáo dục tăng 1,80%; văn hóa, thể thao, giải trí tăng 2,57%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 3,36%. Bình quân chung cả năm 2018, Chỉ số giá tiêu dùng tăng 4,42% so với năm 2017. Trong đó: Nhóm hàng ăn uống và dịch vụ ăn uống tăng 4,24%; đồ uống và thuốc lá tăng 1,41%; hàng may mặc, mũ nón, giầy, dép tăng 1,15%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 2,66%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,06%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 17,32%; dịch vụ giao thông tăng 8,36%; bưu chính, viễn thông giảm 0,80%; dịch vụ giáo dục tăng 3,04%; dịch vụ văn hóa, thể thao, giải trí tăng 2,39%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 3,83%.
b. Chỉ số giá vàng và đô la Mỹ
Chỉ số giá vàng tháng Mười Hai tăng 0,69% so với tháng trước và ở mức giá bình quân 3.527.000 đồng/chỉ.
Chỉ số giá đô la Mỹ giảm 0,08% so với tháng trước, mức giá bình quân 23.370 đồng/USD. 10. Một số hoạt động văn hóa, xã hội khác a. Đời sống dân cư và đảm bảo an sinh xã hội Từ ngày 01/7/2018, thực hiện Nghị định số 72/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ duy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang từ 1.300.000 đồng/tháng lên 1.390.000 đồng/tháng (tăng 6,92%). Cũng từ 01/7/2018, thực hiện Nghị định số 88/2018/NĐ-CP ngày 15/6/2018 của Chính phủ về điều chỉnh tăng 6,92% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng của tháng 6 năm 2018 đối với các 8 nhóm đối tượng quy định tại Điều 1 Nghị định này.
Các chính sách về tiền lương được thực hiện tốt là tiền đề trong việc ổn định đời sống của cán bộ, công chức và người lao động trên địa bàn tỉnh. Công tác giảm nghèo được triển khai tích cực và đem lại hiệu quả. Kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo tỉnh Hưng Yên năm 2018 theo chuẩn nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 cho thấy: Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,55%; tỷ lệ hộ cận nghèo 2,76%. Thăm và trao tặng 70.566 suất quà của Chủ tịch nước và 71.075 suất quà của Tỉnh uỷ-HĐND-UBND-UBMTTQ tỉnh tới các gia đình chính sách, người có công nhân dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất năm 2018 và nhân dịp kỷ niệm 71 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2018). Tỉnh đã tổ chức cho Đoàn đại biểu của tỉnh đi thăm viếng nghĩa trang, các công trình ghi công liệt sỹ và di tích lịch sử tại các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị. Triển khai điều dưỡng cho 8.643 người có công, trong đó điều dưỡng ở tỉnh ngoài là 2.214 người.
Thực hiện tiếp nhận, xét duyệt hồ sơ kịp thời, đầy đủ các chính sách ưu đãi đối với người có công và thân nhân người có công: Xét duyệt 137 hồ sơ đề nghị truy tặng, phong tặng danh hiệu vinh dự nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng; trình cơ quan có thẩm quyền xác nhận đối với 50 trường hợp; giải quyết chế độ đối với 3.126 hồ sơ mai táng phí; xác nhận, tiếp nhận hồ sơ liệt sỹ đối với 15 trường hợp; giải quyết chế độ thờ cúng liệt sỹ cho trên 16.000 thân nhân/người thờ cúng liệt sỹ. Năm 2018, toàn tỉnh đã hoàn thành trao tặng 12 nhà tình nghĩa, tình thương, nhà đại đoàn kết trao cho các đối tượng chính sách, tổng trị giá 750 triệu đồng. b. Lao động việc làm Trong năm, tỉnh đã tổ chức 24 phiên giao dịch việc làm và Ngày hội việc, đã có trên 19 nghìn lượt lao động được tư vấn, phỏng vấn trực tiếp, trong đó có khoảng 34% số lao động được tuyển dụng.
Tỉnh đã chấp thuận sử dụng lao động là người nước ngoài cho 407 lượt doanh nghiệp, nhà thầu trên địa bàn tỉnh đăng ký tuyển và sử dụng lao động là người nước ngoài; cấp giấy phép và xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động cho 937 người lao động nước ngoài (trong đó có 74 lao động không thuộc diện cấp giấy phép lao động); thu hồi 262 giấy phép hết hạn và chấm dứt hợp đồng lao động. Trong năm, toàn tỉnh tuyển sinh đào tạo cho 53.497 người, đạt 115,05% kế hoạch, tăng 9,34% so với năm 2017. Tạo việc làm trong nước cho 20.158 lao động, đạt 105,54% kế hoạch, tăng 4,89% so với năm 2017. Xuất khẩu 3.742 lao động, đạt 110,06% kế hoạch, tăng 16,83% so với năm 2017. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 45%.
c. Hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch
Trong năm 2018, tỉnh đã tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, lễ hội, vui chơi mừng năm mới, các lễ kỷ niệm ngày truyền thống của ngành, địa phương thiết thực, tiết kiệm, lành mạnh, phù hợp với nếp sống văn minh, truyền thống văn hóa của dân tộc, với thuần phong, mỹ tục, phong tục, tập quán của từng địa phương.
Tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 43 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2018) và 132 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2018); Lễ tưởng niệm 20 năm ngày mất Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh; kỷ niệm73 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 (1945 - 2018)
Bảo tàng tỉnh tổ chức trưng bày tại nhà trưng bày Bảo tàng và địa phương 10 cuộc với các chuyên đề như: “Đảng Cộng sản Việt Nam - Đại hội và thành quả”, “Sức sống Trường Sa - Sắc màu tình nguyện”, “Cổ vật Hưng Yên năm 2018”, “64 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”, “Giáo dục Hưng Yên xưa và nay”, “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”, chuyên đề chào mừng kỷ niệm 73 năm Cách mạng tháng Tám (19/8/1945-19/8/2018) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2018). Tiếp nhận các trang bị quân sự của Quân chủng Phòng không - Không quân, gồm: 01 máy bay UMIG số hiệu 8229; 01 máy bay BIS số hiệu 5298; 04 tên lửa hàng không và trang bị thùng phóng, thùng chứa nguyên liệu (treo trên máy bay), 01 tổ hợp tên lửa VONGA làm hiện vật trưng bày ngoài trời tại bảo tàng mới. Ngày 23/11/2018, tại trụ sở mới Bảo tàng tỉnh, Bảo tàng tỉnh phối hợp với Câu lạc bộ Cổ ngoạn Phố Hiến, CLB Unesco nghiên cứu, sưu tầm và bảo tồn cổ vật Hưng Yên tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Cổ vật Hưng Yên” lần thứ VIII năm 2018. Tham gia trưng bày có gần 1.000 cổ vật tiêu biểu, đặc sắc bằng các chất liệu, như: Gốm, Sứ, Đồng, Gỗ… phản ánh nét đẹp văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt, trong đó có sự hình thành và phát triển của mảnh đất và con người Hưng Yên. Trong năm 2018, Nhà hát chèo tỉnh đã tổ chức 90 buổi biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp trong và ngoài tỉnh, trong đó có chương trình ca múa nhạc đêm giao thừa tại Quảng trường Nguyễn Văn Linh; chương trình nghệ thuật phục vụ Đại hội Thể dục thể thao của tỉnh; chương trình nghệ thuật phục vụ Lễ tưởng niệm 20 năm ngày mất của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và đón bằng xếp hạng di tích lịch sử quốc gia khu lưu niệm Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh;... Năm 2018, Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng tỉnh đã tổ chức trên 700 buổi chiếu phim tại Rạp và lưu động chào mừng các ngày lễ, ngày kỷ niệm của tỉnh, của đất nước. Hệ thống thư viện từ tỉnh đến cơ sở được duy trì thường xuyên phục vụ bạn đọc. Thực hiện tuyên truyền chào mừng, hưởng ứng ngày sách Việt Nam 21/4, Ngày sách và bản quyền thế giới 23/4.
Thư viện tỉnh đã tổ chức 15 cuộc tuyên truyền giới thiệu, trưng bày sách; tổ chức Hội nghị nói chuyện chuyên đề, chủ đề: "Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"; phối hợp tổ chức Ngày hội sách và Văn hóa đọc tỉnh năm 2018 với chủ đề: “Sách với gia đình”. Trưng bày sách, báo, tài liệu nhân kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888-20/8/2018); ngày thành lập ngành văn hóa 28/8; cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10. Phong trào TDTT được duy trì và phát triển trong toàn tỉnh; các cấp, các ngành đã tổ chức hàng trăm lượt thi đấu, giao lưu TDTT và các trò chơi truyền thống.
Tiếp tục nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”; chất lượng hoạt động TDTT quần chúng; phát triển phong trào TDTT trong cán bộ, CNVCLĐ, người cao tuổi, học sinh, sinh viên và trong lực lượng vũ trang. Tổ chức thành công lễ khai mạc Đại hội TDTT tỉnh Hưng Yên thứ VIII năm 2018. Trong năm 2018, đã tổ chức 12/13 giải trong chương trình Đại hội TDTT, tổ chức 8 giải thể thao liên ngành. Ngày 29/11/2018, giải Cầu lông cán bộ lãnh đạo và quản lý tỉnh Hưng Yên năm 2018 đã được tổ chức tại Nhà luyện tập và thi đấu thể dục thể thao tỉnh. Tham gia giải có gần 100 vận động viên đến từ 21 đơn vị thuộc các sở, ngành, đoàn thể, huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh. Các vận động thi đấu ở 03 nội dung: đôi nam, đôi nữ và đôi nam nữ; theo thể thức chia bảng, đấu vòng tròn tính điểm.
Đây là giải được tổ chức thường niên nhằm cổ vũ, động viên tinh thần rèn luyện thân thể trong cán bộ lãnh đạo và quản lý, góp phần nâng cao chất lượng Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” trên địa bàn tỉnh. Thể thao thành tích cao: Tổ chức tốt công tác đào tạo, huấn luyện tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT tỉnh. Thường xuyên rà soát, kiểm tra, đánh giá, thải loại các vận động viên (VĐV), đồng thời tuyển chọn bổ sung thay thế ổn định quân số. Chuẩn bị tốt lực lượng VĐV tham dự các giải thể thao quốc gia và tham dự Đại hội TDTT toàn quốc. Năm 2018, tỉnh đã tham gia 42 giải thể thao quốc gia, đạt 144 huy chương các loại, trong đó 30 huy chương Vàng, 40 huy chương Bạc và 74 huy chương Đồng. Có 53 VĐV đạt đẳng cấp quốc gia (4 VĐV đạt Kiện tướng, 2 VĐV đạt dự bị kiện tướng, 47 VĐV đạt cấp I).
d. Hoạt động y tế
Công tác giám sát dịch được thực hiện thường xuyên. Trong năm 2018, trên địa bàn tỉnh không có dịch xảy ra. Bảo đảm chế độ trực dịch và báo cáo dịch theo đúng quy định. Các bệnh truyền nhiễm gây dịch nguy hiểm như: Tả, Viêm Não NBB, SD/SXH... không phát hiện trường hợp nào. Một số bệnh truyền nhiễm gây dịch khác xuất hiện lẻ tẻ tại các huyện. Phân phối vắc xin tiêm chủng mở rộng, vật tư theo kế hoạch cho y tế cơ sở triển khai tiêm chủng cho các cháu hàng tháng. Trong và sau tiêm chủng không có tai biến xảy ra. Số phụ nữ có thai được khám trên 3 lần trước khi đẻ đạt 98%, tỷ lệ đẻ do cán bộ y tế đỡ đạt 100%. Công tác phòng chống HIV/AIDS: Tính đến ngày 30/11/2018, lũy kế số người nhiễm HIV/AIDS là 1.691 người. Trong đó: Số người nhiễm HIV/AIDS hiện còn sống 861 người, số bệnh nhân tử vong do AIDS 830 người. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm: Thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành về ATTP trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất và mùa lễ hội Xuân 2018. Giám sát mối nguy gây ô nhiễm thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất và mùa lễ hội Xuân 2018, Tết trung thu 2018. Trong năm, trên địa bàn tỉnh không xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm.
e. Bảo vệ môi trường và phòng chống cháy, nổ
Năm 2018, toàn tỉnh đã phát hiện 118 vụ vi phạm môi trường, trong đó đã xử lý 97 vụ, xử phạt 3.535 triệu đồng. Riêng tháng 12/2018, cơ quan chức năng đã phát hiện, đồng thời xử lý 17 vụ vi phạm môi trường, ra quyết định xử phạt 657 triệu đồng. Nguyên nhân vi phạm đa số là vi phạm gây ô nhiễm môi trường, việc xả thải vượt quá tiêu chuẩn, quy chuẩn ra môi trường của các doanh nghiệp, vi phạm không có giấy tờ kiểm dịch vệ sinh an toàn thực phẩm của các cơ quan chức năng, không rõ nguồn gốc xuất xứ và khai thác cát bừa bãi gây ô nhiễm môi trường. Năm 2018 (tính từ 16/12/2017 đến 15/12/2018) trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 12 vụ cháy, 1 vụ nổ, làm 2 người chết, 1 người bị thương, thiệt hại tài sản 38.078 triệu đồng. Đặc biệt, vụ cháy Chợ Gạo và công ty nhựa Bắc Á xảy ra vào ngày 26/7/2018 gây ra thiệt hại ước tính 34.885 triệu đồng.
Riêng trong tháng 12/2018, tỉnh Hưng Yên không xảy ra vụ cháy, nổ nào. f. An toàn giao thông Theo số liệu của Ban An toàn giao thông tỉnh Hưng Yên, từ ngày 16/11/2018 đến 15/12/2018, toàn tỉnh xảy ra 16 vụ tai nạn giao thông (trong đó: 15 vụ tai nạn đường bộ, 1 vụ tai nạn đường sắt), làm chết 3 người, làm bị thương 10 người. So với tháng trước, số vụ tai nạn tăng 6 vụ, tăng 60,0%; số người chết giảm 9 người, giảm 75,0%; số người bị thương tăng 9 người, tăng 900,0%. Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/12/2018, toàn tỉnh đã xảy ra 158 vụ tai nạn giao thông, làm chết 112 người, làm bị thương 112 người. So với cùng kỳ năm 2017, số vụ tai nạn giảm 1 vụ, giảm 0,63%; số người chết giảm 2 người, giảm 1,75%; số người bị thương giảm 1 người, giảm 0,88%./.