Cục Thống kê Hưng Yên

http://www.thongkehungyen.gov.vn


Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Hưng Yên tháng Mười và mười tháng năm 2023

Tháng Mười, nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh là tập trung thu hoạch nhanh gọn lúa mùa, tranh thủ thời tiết thuận lợi khẩn trương gieo trồng cây vụ đông, chăm sóc phòng trừ sâu bệnh cho cây lâu năm và bảo vệ an toàn trên đàn gia súc, gia cầm.

1. Nông nghiệp và thủy sản    

Tháng Mười, nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh là tập trung thu hoạch nhanh gọn lúa mùa, tranh thủ thời tiết thuận lợi khẩn trương gieo trồng cây vụ đông, chăm sóc phòng trừ sâu bệnh cho cây lâu năm và bảo vệ an toàn trên đàn gia súc, gia cầm.

a) Nông nghiệp

Cây hàng năm: Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ mùa toàn tỉnh đạt 30.580 ha; giảm 5,10% (giảm 1.644 ha) so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, diện tích gieo trồng lúa 24.966 ha, giảm 5,99% (giảm 1.591 ha). Vụ mùa năm nay, tỉnh tiếp tục mở rộng diện tích gieo cấy lúa chất lượng cao, với các giống lúa chủ yếu như: Bắc thơm số 7 (4.024 ha); Nếp thơm Hưng Yên (3.959 ha); Đài thơm 8 (2.100 ha).

Những ngày cuối tháng Chín, do ảnh hưởng của mưa lớn gây ngập úng đã làm chậm tiến độ thu hoạch lúa của người dân ở một số địa phương có gieo cấy nhiều diện tích lúa trà mùa sớm để làm đất trồng cây vụ đông như: Kim Động, Tiên Lữ, Phù Cừ, Ân Thi. Sau khi kết thúc đợt mưa lớn, nước trên các chân ruộng rút xuống thấp, người dân đã khẩn trương huy động phương tiện, nhân lực xuống đồng thu hoạch lúa. Đến ngày 20/10/2023, toàn tỉnh đã cơ bản thu hoạch xong lúa mùa (diện tích lúa đã gặt được khoảng 99,8%). Năng suất lúa vụ mùa năm nay ước đạt 58,35 tạ/ha, tăng 0,07% (tăng 0,04 tạ/ha); sản lượng lúa ước đạt 145.675 tấn, giảm 5,92% (giảm 9.169 tấn) so với cùng kỳ năm trước.

Cùng với việc khẩn trương thu hoạch lúa mùa, nông dân các địa phương trong tỉnh cũng đẩy nhanh tiến độ gieo trồng các loại rau màu vụ đông theo phương châm “Sáng lúa, chiều vụ đông”, bảo đảm tiến độ trồng cây rau màu vụ đông theo đúng lịch thời vụ. Tập trung mở rộng diện tích trồng các loại cây rau màu ngắn ngày và nhóm cây ưa lạnh, đồng thời tiến hành chăm sóc, bảo vệ cho những diện tích cây vụ đông đã trồng. Đến ngày 25/10/2023, toàn tỉnh đã gieo trồng được: khoai tây 15 ha; ngô 1.178 ha; lạc, đậu tương 183 ha; bí các loại 675 ha; dược liệu, hoa cây cảnh 385 ha; rau các loại 2.327 ha. Diện tích thu hoạch rau màu vụ đông đạt 105 ha.

Cây lâu năm: Sản xuất cây lâu năm tiếp tục là thế mạnh của tỉnh và chủ yếu là các loại cây ăn quả (không có cây công nghiệp). Ước tính tổng diện tích hiện có các loại cây lâu năm đạt 15.643 ha, tăng 0,21% (tăng 33 ha) so với cùng kỳ năm 2022. Diện tích trồng một số cây ăn quả chủ yếu như sau: cây chuối 2.608 ha, giảm 4,65% (giảm 127 ha); cây ổi 922 ha, giảm 1,45% (giảm 14 ha); cây cam 1.845 ha, giảm 6,34% (giảm 125 ha); cây bưởi 2.085 ha, tăng 3,26% (tăng 66 ha); cây nhãn 4.815 ha, tăng 0,38% (tăng 18 ha); cây vải 1.269 ha, tăng 3,59% (tăng 44 ha) so với cùng kỳ năm trước.

Đối với cây nhãn - cây đặc sản của tỉnh, những tháng đầu năm 2023, trên địa bàn tỉnh có nhiều ngày mưa, gây ảnh hưởng đến một số diện tích nhãn nở hoa vào thời kỳ này. Trà nhãn chính vụ nở hoa vào cuối tháng 3, đầu tháng 4 gặp mưa phùn nên tỷ lệ đậu quả đạt thấp. Thời kỳ nhãn phát triển quả non xuất hiện mưa axit khiến nhãn non rụng nhiều. Đến ngày 15/9, toàn tỉnh cơ bản hoàn thành công tác thu hoạch nhãn, ước tính sản lượng nhãn đạt 37.252 tấn, giảm 24,8% (giảm 12.285 tấn) so với năm 2022.

Chăn nuôi gia súc, gia cầm: Thời điểm này, toàn tỉnh đang tập trung chăm sóc và phòng trừ dịch, bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Công tác tiêm vắc-xin phòng, chống bệnh cho đàn gia súc, gia cầm vụ thu - đông của tỉnh được triển khai đồng bộ và kịp thời nên không có địa phương nào xảy ra dịch bệnh nguy hiểm như: Cúm gia cầm, bệnh lở mồm long móng trên gia súc, bệnh tai xanh ở lợn.

Tại thời điểm 01/10/2023, ước tính đàn gia súc, gia cầm của tỉnh như sau: đàn trâu 4.446 con, tăng 2,89%; đàn bò 30.018 con, giảm 0,59%; đàn lợn 508.314 con, tăng 3,02%; đàn gia cầm 9.789 nghìn con, tăng 2,52% (trong đó: gà 6.864 nghìn con, tăng 2,31%) so với cùng kỳ năm trước. Ước sản lượng thịt hơi xuất chuồng tháng Mười so với cùng kỳ năm 2022 như sau: thịt trâu 34 tấn, tăng 3,03%; thịt bò 274 tấn, tăng 4,58%; thịt lợn 7.954 tấn, tăng 5,97%; thịt gia cầm 3.047 tấn, tăng 3,60% (trong đó: thịt gà 2.556 tấn, tăng 2,32%).

b) Thủy sản

Tình hình sản xuất thuỷ sản trên địa bàn tỉnh tiếp tục ổn định và từng bước đa dạng giống nuôi trồng. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản ước đạt 5.216 ha, chủ yếu là nuôi thâm canh và bán thâm canh, giảm 16 ha (giảm 0,3%) so với cùng kỳ năm 2022. Sản lượng thủy sản nuôi trồng 10 tháng ước đạt 38.655 tấn, tăng 3,09% (tăng 1.160 tấn) so với cùng kỳ năm trước. Khai thác thủy sản trong tỉnh nhìn chung đến nay kém phát triển. Sản lượng khai thác có xu hướng giảm mạnh, nguyên nhân chủ yếu do nguồn nước ô nhiễm, phương thức khai thác chưa bảo đảm dẫn đến nguồn tài nguyên thiên nhiên này ngày càng cạn kiệt.

2. Sản xuất công nghiệp

So với tháng trước, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng Mười tăng 0,06%, trong đó: công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 0,15%; sản xuất và phân phối điện giảm 0,68%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,62%. Các sản phẩm có sản lượng sản xuất tăng so với tháng trước là: thức ăn cho gia súc tăng 4,93%; rượu Vodka và rượu Cô nhắc tăng 40,02%; bộ com-lê, quần áo đồng bộ, áo jacket, quần dài, quần yếm, quần soóc cho người lớn dệt kim hoặc đan móc tăng 13,26%; bộ com-lê, quần áo đồng bộ, áo jacket, quần dài, quần yếm, quần soóc cho người lớn không dệt kim hoặc đan móc tăng 26,64%; áo sơ mi cho người lớn không dệt kim hoặc đan móc tăng 9,90%; gỗ ốp, lát công nghiệp tăng 5,37%; thùng, hộp bằng bìa cứng (trừ bìa nhăn) tăng 5,02%; thùng, hộp bằng giấy nhăn và bìa nhăn tăng 3,86%; sơn và véc ni tan trong môi trường nước tăng 8,18%; gạch xây dựng bằng đất sét nung (trừ gốm, sứ) quy chuẩn 220x105x60mm tăng 13,08%; sản phẩm vệ sinh gắn cố định bằng gốm sứ tăng 2,57%; sắt, thép không hợp kim dạng thỏi đúc hoặc dạng thô khác tăng 6,0%; thanh, que sắt, thép không hợp kim được cán nóng, dạng cuộn cuốn không đều tăng 2,01%; thanh, que thép không gỉ khác tăng 20,0%; đĩa dùng cho hệ thống đọc bằng laser chưa ghi tăng 10,51%; động cơ đa năng một chiều/xoay chiều có công suất >37.5 W tăng 7,70%;...

Bên cạnh đó, cũng có các sản phẩm có sản lượng sản xuất giảm so với tháng trước như: mỳ, phở, miến, bún, cháo ăn liền giảm 20,21%; thức ăn cho gia cầm giảm 17,93%; nước khoáng không có ga giảm 0,84%; sản phẩm bằng plastic giảm 0,81%; thanh, que thép không gỉ, mới được gia công tạo hình nguội hoặc gia công kết nguội giảm 10,77%; góc, khuôn, hình bằng sắt, thép đã được hàn giảm 8,47%; ống dẫn bằng sắt, thép không nối, dùng để dẫn dầu hoặc khí giảm 2,52%; dây cách điện đơn bằng đồng giảm 39,49%; dây cách điện đơn dạng cuộn khác giảm 4,66%; máy giặt loại dùng cho hiệu giặt là quần áo với sức chứa > 10 kg vải khô giảm 13,17%;...

So với tháng cùng kỳ năm 2022, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng Mười tăng 6,18%, trong đó: công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,92%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí giảm 9,31%; cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 2,77%. Một số sản phẩm công nghiệp trong tháng có sản lượng sản xuất tăng khá so với cùng kỳ năm trước như: mỳ, phở, miến, bún, cháo ăn liền tăng 5,99%; thức ăn cho gia súc tăng 7,21%; thức ăn cho gia cầm tăng 6,79%; bộ com-lê, quần áo đồng bộ, áo jacket, quần dài, quần yếm, quần soóc cho người lớn không dệt kim hoặc đan móc tăng 17,52%; áo sơ mi cho người lớn không dệt kim hoặc đan móc tăng 47,69%; gỗ ốp lát công nghiệp tăng 13,49%; thùng, hộp bằng bìa cứng (trừ bìa nhăn) tăng 6,90%; sản phẩm bằng plastic tăng 25,15%; bê tông trộn sẵn (bê tông tươi) tăng 23,67%; thép hợp kim khác dạng thỏi đúc hoặc dạng thô khác tăng 28,65%; thanh, que sắt, thép không hợp kim được cán nóng, dạng cuộn cuốn không đều tăng 10,60%; thanh, que thép không gỉ, mới được gia công tạo hình nguội hoặc gia công kết nguội tăng 85,41%; thanh, que thép không gỉ khác tăng 50,0%; ống dẫn bằng sắt, thép không nối, dùng để dẫn dầu hoặc khí tăng 68,14%; mạch điện tử tích hợp tăng 32,68%; dây cách điện đơn bằng đồng tăng 12,24%; phụ tùng khác của xe có động cơ tăng 9,65%;...

Tác giả bài viết: Cục Thống kê Hưng Yên

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây