Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Hưng Yên Tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2020
- Thứ ba - 30/06/2020 14:31
- In ra
- Đóng cửa sổ này
hực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế 6 tháng đầu năm 2020 trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đã tác động tiêu cực đến kinh tế nước ta nói chung và kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh nói riêng, làm cho tăng trưởng ở hầu hết các ngành đều chậm lại. Trong bối cảnh đó, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo ưu tiên thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống và kiểm soát dịch Covid-19. Với tinh thần “chống dịch như chống giặc” và thực hiện “nhiệm vụ kép” là vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, xã hội; cùng với sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể nhân dân và doanh nghiệp trong tỉnh, đến nay tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh được kiểm soát chặt chẽ, tình hình kinh tế - xã hội đạt được những kết quả khá tích cực, cụ thể:
Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế 6 tháng đầu năm 2020 trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đã tác động tiêu cực đến kinh tế nước ta nói chung và kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh nói riêng, làm cho tăng trưởng ở hầu hết các ngành đều chậm lại. Trong bối cảnh đó, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo ưu tiên thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống và kiểm soát dịch Covid-19. Với tinh thần “chống dịch như chống giặc” và thực hiện “nhiệm vụ kép” là vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, xã hội; cùng với sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể nhân dân và doanh nghiệp trong tỉnh, đến nay tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh được kiểm soát chặt chẽ, tình hình kinh tế - xã hội đạt được những kết quả khá tích cực, cụ thể:
1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) tăng 6,83 % (KH cả năm 9%);
2. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản theo giá so sánh 2010 tăng 1,82% (KH cả năm 2,2%);
3. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 6,58% (KH cả năm 10%);
4. Giá trị sản xuất thương mại, dịch vụ theo giá so sánh 2010 tăng 2,55% (KH cả năm 7,7%);
5. Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn đạt 16.676 tỷ đồng, tăng 7,42%;
6. Số dự án đầu tư nước ngoài 6 tháng đầu năm 14 dự án, số vốn đăng ký 48,5 triệu USD;
7. Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ đạt 20.466 tỷ đồng, tăng 4,75% ;
8. CPI bình quân 6 tháng tăng 5,53% so với cùng kỳ năm trước;
9. Thu ngân sách đạt 6.486 tỷ đồng, tr. đó thu nội địa 4.800 tỷ đồng.
1. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn
Sáu tháng đầu năm 2020, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) ước tính tăng 6,83% so với cùng kỳ năm 2019, thấp hơn so với tốc độ của 6 tháng năm 2019 (tăng 9,65%) và thấp hơn so với kế hoạch cả năm đề ra 9,0%, trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,07%, đóng góp 0,24 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp, xây dựng tăng 8,95%, đóng góp 5,11 điểm phần trăm; thương mại, dịch vụ tăng 3,86%, đóng góp 0,94 điểm phần trăm; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 7,64%, đóng góp 0,54 điểm phần trăm. Điểm sáng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm của tỉnh đến từ khu vực sản xuất công nghiệp, xây dựng, đóng góp tới 74,89% tăng trưởng, trong đó riêng công nghiệp đóng góp tới 67,41% tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế.
Sản xuất nông nghiệp, thủy sản trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm tương đối ổn định, không có dịch bệnh xảy ra đối với đàn gia súc, gia cầm và là ngành ít chịu ảnh hưởng của của dịch cúm Covid-19 (các yếu tố đầu vào cho sản xuất do thị trường nội địa cung cấp là chủ yếu, đầu ra tiêu thụ trong nước là chính). Bên cạnh đó, dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh đã được kiểm soát, 100% số xã đã công bố hết dịch, hơn nữa hiện nay giá thịt lợn hơi bình quân từ 85.000- 87.000 đồng/kg đã tạo tâm lý tốt cho người chăn nuôi sản xuất và tái đàn, vì vậy tổng đàn lợn đang dần tăng trở lại.
Tuy nhiên, diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ Đông Xuân tiếp tục giảm so với cùng kỳ năm trước, chỉ đạt 44.454 ha, giảm 8,39% và giảm ở hầu hết các loại cây trồng. Vì vậy, ngành nông nghiệp chỉ đạt mức tăng trưởng 1,64% so với cùng kỳ năm trước và đóng góp 0,16 điểm phần trăm vào tốc độ tăng trưởng chung của cả nền kinh tế.
Nuôi trồng thủy sản tiếp tục được duy trì và phát triển theo hướng thâm canh, tỉnh Hưng Yên tiếp tục chuyển đổi một phần diện tích đất lúa hiệu quả thấp sang cây lâu năm và nuôi trồng thủy sản hiệu quả cao. Ngành Thủy sản tăng trưởng 5,07% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,08 điểm phần trăm vào tăng trưởng chung của nền kinh tế.
Về công nghiệp, xây dựng: Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, với các mức độ khác nhau, nhất là đối với các doanh nghiệp có hoạt động xuất, nhập khẩu, không chỉ các doanh nghiệp của Trung Quốc mà nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài khác và doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở các ngành, lĩnh vực khác cũng bị ảnh hưởng như: dệt may, da giầy, chế biến nông sản, điện tử... Ngành công nghiệp tăng trưởng 8,93%, đóng góp 4,61 điểm phần trăm vào tốc độ tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế. Trong đó, đóng góp vào tăng trưởng chung của ngành công nghiệp chủ yếu là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với mức tăng 8,76%, đóng góp 8,1 điểm phần trăm vào tăng trưởng của ngành công nghiệp và 4,18 điểm phần trăm vào tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế.
Hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi dịch Covid-19. Doanh nghiệp, hộ cá thể hoạt động xây dựng cũng phải hoạt động cầm chừng, nhất là loại hình doanh nghiệp. Do đó, ước tính sáu tháng đầu năm ngành xây dựng của tỉnh tăng trưởng 9,16% (thấp hơn nhiều so với 6 tháng năm 2019, tăng 16,58%) so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,51 điểm phần trăm vào tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế.
Về thương mại, dịch vụ: Đây là lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, hầu hết các hoạt động kinh doanh đều bị đình trệ, nhất là sau khi các địa phương thực hiện việc cách ly xã hội theo tinh thần Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch UBND tỉnh. Do đó, tăng trưởng của khu vực này sáu tháng đầu năm chỉ tăng 3,86%, trong đó, chủ yếu đóng góp ở một số ngành ít chịu ảnh hưởng của dịch như: ngành bán buôn, bán lẻ tăng 5,45% và là ngành có đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế trong khối dịch vụ (0,29 điểm phần trăm); hoạt động thông tin và truyền thông tăng 6,30%, đóng góp 0,16 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,28%, đóng góp 0,15 điểm phần trăm; hoạt động kinh doanh bất động sản tăng 2,62%, đóng góp 0,11 điểm phần trăm; hoạt động quản lý nhà nước tăng 8,62%, đóng góp 0,18 điểm phần trăm.
Về cơ cấu kinh tế sáu tháng đầu năm, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 9,88%; khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm 61,02%; khu vực dịch vụ chiếm 22,3%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 6,8%.
2. Đầu tư và phát triển doanh nghiệp
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các hoạt động đầu tư, xây dựng trên địa bàn tỉnh cũng chịu ảnh hưởng. Sáu tháng đầu năm, vốn đầu tư phát triển ước đạt 16.676,3 tỷ đồng, tăng 7,42% so với cùng kỳ năm 2019. Phân theo nguồn vốn như sau: vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước đạt 1.193,9 tỷ đồng, tăng 4,14%; vốn trái phiếu Chính phủ 171,8 tỷ đồng, giảm 39,32%; vốn tín dụng đầu tư theo kế hoạch nhà nước 267,6 tỷ đồng, tăng 2,59%; vốn vay từ các nguồn khác (của khu vực Nhà nước) 84,6 tỷ đồng, giảm 0,7%; vốn tự có của doanh nghiệp nhà nước 17,4 tỷ đồng, giảm 14,57%; vốn đầu tư của dân cư và tư nhân 7.648, tỷ đồng, giảm 4,64%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 6.867,4 tỷ đồng, tăng 29,95%; vốn huy động khác 424,7 tỷ đồng, tăng 0,39%. Phân theo ngành kinh tế: khu vực nông nghiệp và thuỷ sản 430,2 tỷ đồng, giảm 12,93%; công nghiệp và xây dựng 9.815,4 tỷ đồng, tăng 10,58%; thương mại, dịch vụ 6.430,6 tỷ đồng, tăng 4,48% so với cùng kỳ năm trước.
Vốn đầu tư ngân sách nhà nước do địa phương ước tính tháng Sáu đạt 252 tỷ đồng, tăng 13,66% so với tháng trước và tăng 20,84% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, vốn ngân sách cấp tỉnh đạt 110,1 tỷ đồng, tăng 13,98%; vốn ngân sách cấp huyện đạt 97,2 tỷ đồng, tăng 40,88%; vốn ngân sách cấp xã đạt 44,6 tỷ đồng, tăng 4,04% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung sáu tháng đầu năm, vốn đầu tư ngân sách địa phương ước đạt 1.092,7 tỷ đồng, tăng 4,02% so với cùng kỳ năm 2019 và đạt 35,6% kế hoạch. Trong đó: Vốn ngân sách cấp tỉnh đạt 489,1 tỷ đồng, giảm 4,51% so với cùng kỳ năm 2019 và đạt 36,25% kế hoạch; vốn ngân sách cấp huyện 417,2 tỷ đồng, tăng 30,65% so với cùng kỳ năm 2019 và đạt 36,56% kế hoạch; vốn ngân sách cấp xã 186,4 tỷ đồng, giảm 15,85% so với cùng kỳ năm 2019 và đạt 32,2% kế hoạch năm.
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài: Tính đến 19/6/2020, toàn tỉnh có 478 dự án có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký hoạt động, với tổng số vốn đăng ký là 4.792.998 nghìn USD, trong đó từ đầu năm đến nay có 14 dự án đăng ký mới với số vốn đăng ký là 48.539 nghìn USD. Các quốc gia có số dự án, vốn đầu tư chủ yếu là: Thứ nhất là Nhật Bản có 166 dự án, vốn đăng ký là 2.958.665 nghìn USD, chiếm 61,73% tổng vốn đăng ký; thứ hai là Hàn Quốc có 144 dự án, vốn đăng ký 721.836 nghìn USD, chiếm 15,06% tổng vốn đăng ký; thứ ba là Trung Quốc có 105 dự án, vốn đăng ký 537.352 nghìn USD, chiếm 11,21% tổng số vốn đăng ký.
Về phát triển doanh nghiệp: Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có thêm 530 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký 4.520 tỷ đồng, giảm 12,8% về số doanh nghiệp so với cùng kỳ năm 2019; có 110 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 18,5%; 200 doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh có thời hạn, tăng 19%; 60 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể. Đến nay, toàn tỉnh có 11.990 doanh nghiệp đăng ký hoạt động sản xuất kinh doanh, với số vốn đầu tư đăng ký là 119.665 tỷ đồng, trong đó có khoảng 73,2% doanh nghiệp đang hoạt động, 8,6% doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn và 18,2% doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động hoặc chờ giải thể.
3. Nông nghiệp và thủy sản
a) Trồng trọt
Đối với cây hàng năm: vụ Đông Xuân 2020, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 44.454 ha, giảm 8,39% so với cùng kỳ năm 2019 (giảm 4.074 ha). Trong đó: diện tích gieo trồng lúa Xuân đạt 29.671 ha, giảm 7,31% (giảm 2.339 ha); diện tích gieo trồng ngô 3.137 ha, giảm 24,66% so với cùng kỳ (giảm 1.027 ha); đậu tương 390 ha, giảm 30,64% (giảm 172ha); rau các loại 8.151 ha, giảm 4,43% (giảm 378 ha). Hầu hết diện tích gieo trồng các loại cây vụ Đông Xuân đều giảm, trong đó giảm chủ yếu ở cây lúa. Nguyên nhân là do những năm gần đây, quá trình chuyển đổi đất trồng từ cây hàng năm sang cây ăn quả diễn ra mạnh mẽ ở tất cả các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh. Trung bình mỗi vụ, diện tích gieo trồng sụt giảm do chuyển từ cây hàng năm sang cây ăn quả khoảng hơn một nghìn ha.
Vụ Đông Xuân 2020, thực hiện gieo trồng đúng khung thời vụ, cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, năng suất của một số cây trồng chính như sau: lúa đạt 67,56 tạ/ha, tăng 0,06 tạ/ha (tăng 0,09%) so với cùng kỳ năm trước, và được đánh giá là Vụ được mùa; năng suất ngô 59,65 tạ/ha, giảm 1,01 tạ/ha (giảm 1,67%); năng suất đậu tương 20,17 tạ/ha, giảm 0,59 tạ/ha (giảm 2,86%); năng suất rau các loại đạt 256,44 tạ/ha, tăng 0,87 tạ/ha (tăng 0,34%).
Sản lượng các loại cây trồng như sau: lúa đạt 200.455 tấn, giảm 7,23% (giảm 15.611 tấn) so với cùng kỳ năm trước, nguyên nhân chủ yếu do diện tích lúa giảm; sản lượng ngô đạt 18.709 tấn, giảm 25,92% (giảm 6.547 tấn); đậu tương đạt 786 tấn, giảm 32,62% (giảm 380 tấn); sản lượng rau các loại đạt 209.026 tấn, giảm 4,11% (giảm 8.953 tấn) so với cùng kỳ.
Cây lâu năm: chủ yếu là các loại cây ăn quả (không có cây công nghiệp). Diện tích các loại cây lâu năm sáu tháng đầu năm đạt 14.732 ha, tăng 1.653 ha (tăng 12,64%) so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, diện tích tăng chủ yếu là cây ăn quả, tăng 1.581 ha. Một số cây ăn quả có diện tích tăng cao so với cùng kỳ năm trước như: Cây chuối tăng 254 ha (tăng 10,71%); cây ổi tăng 84 ha (tăng 11,40%); cây cam tăng 248 ha (tăng 14,49%); cây bưởi tăng 379 ha (tăng 29,14%); cây nhãn tăng 195 ha (tăng 4,32%). Các loại cây như: chuối, cam, chanh, bưởi, quất, táo được trồng tập trung ở huyện Khoái Châu, Văn Giang, Kim Động, thành phố Hưng Yên, Yên Mỹ; ổi trồng tập trung nhiều ở Văn Giang; vải trồng tập trung nhiều ở Phù Cừ; cây nhãn được phát triển mở rộng trồng ở hầu hết các huyện trong tỉnh, đây vừa là cây thế mạnh của tỉnh và cũng là cây dễ trồng, phù hợp với đồng đất địa phương. Ước tính sản lượng một số loại cây trồng chủ yếu như sau: chuối đạt 48.450 tấn, tăng 3.900 tấn (tăng 8,75%); ổi đạt 9.500 tấn, tăng 780 tấn (tăng 8,94%); cam đạt 21.000 tấn, tăng 2.400 tấn (tăng 12,90%); chanh đạt 550 tấn, tăng 50 tấn (tăng 10%); táo đạt 6.500 tấn, tăng 220 tấn (tăng 3,50%) so với cùng kỳ năm trước.
b) Chăn nuôi
Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh không có dịch bệnh xảy ra đối với đàn gia súc, gia cầm (dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh đã được kiểm soát, 100% các địa phương trên địa bàn tỉnh đã công bố hết dịch). Bên cạnh đó giá thịt lợn hơi bình quân từ 85.000-87.000 đồng/kg đã tạo tâm lý tốt cho người sản xuất và tái đàn, vì vậy tổng đàn lợn đang dần tăng trở lại. Tuy nhiên, việc tái đàn vẫn ở mức hạn chế (do thiếu vốn sản xuất, dịch tả lợn Châu Phi đã làm giảm đàn lợn nái chưa thể hồi phục được ngay do cần yếu tố thời gian). Số lượng đàn gia súc, gia cầm như sau: đàn trâu 2.745 con, tăng 0,29%; đàn bò 36.039 con, tăng 0,68%; đàn lợn 429.682 con, tăng 10,26%; đàn gia cầm 9.205 nghìn con, tăng 1,97%. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại như sau: trâu 163 tấn, tăng 2,52%; bò 1.790 tấn, tăng 4,99%; lợn 42.352 tấn, giảm 19,69%; gia cầm 19.103 tấn, tăng 13,12% so với cùng kỳ năm trước.
c) Nuôi trồng thuỷ sản
Sản xuất thủy sản của tỉnh ngày càng được quan tâm phát triển do công tác khuyến ngư tiếp tục được triển khai có hiệu quả và tích cực. Cơ cấu nuôi trồng thủy sản đã có sự chuyển đổi từng bước đa dạng hóa về chủng loại nuôi trồng tạo ra giá trị sản xuất và hàng hóa đáp ứng phục vụ nhu cầu của thị trường và tạo điều kiện nâng cao thu nhập. Sáu tháng đầu năm, sản lượng thủy sản ước đạt 24.875 tấn, tăng 5,72% , trong đó: sản lượng thủy sản khai thác ước đạt 326 tấn, giảm 2,68%; sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt 24.549 tấn, tăng 5,85% so với cùng kỳ năm trước.
4. Sản xuất công nghiệp
Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, dịch bệnh tác động đến sản xuất công nghiệp rõ rệt nhất từ nửa cuối tháng Ba đến cuối tháng Tư, từ đầu tháng Năm đến nay, hoạt động sản xuất công nghiệp đã tăng dần trở lại (chỉ số sản xuất công nghiệp tháng Ba tăng 6,81%; tháng 4 tăng 3,29%; tháng 5 tăng 6,72%, tháng 6 ước tăng 7,93%).
So với cùng kỳ năm 2019, Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng Sáu tăng 7,93%, trong đó: công nghiệp khai khoáng tăng 9,21%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,68%; công nghiệp sản xuất, phân phối điện, nước nóng và hơi nước tăng 6,66%; cung cấp nước và xử lý nước thải, rác tăng 14,21%.
Một số sản phẩm công nghiệp trong tháng tăng so với cùng kỳ năm 2019 như: mỳ, phở, miến, bún, cháo ăn liền tăng 22,76%; thức ăn cho gia cầm tăng 31,57%; nước khoáng không có ga tăng 3,35%; thùng, hộp bằng bìa cứng tăng 16,5%; sơn và véc ni tan trong môi trường nước tăng 7,3%; sản phẩm bằng plastic tăng 5,97%; sắt, thép các loại tăng 3,23%; đĩa dùng cho hệ thống đọc bằng laser tăng 9,52%; sợi quang và các bó sợi quang tăng 6,19%; dây điện đơn dạng cuộn tăng 9,03%; động cơ đa năng một chiều hoặc xoay chiều có công suất >37,5w tăng 11,35%; phụ tùng của xe có động cơ tăng 4,38%;... Bên cạnh đó một số sản phẩm giảm với cùng kỳ năm trước do ảnh hưởng của dịch bệnh và các chính sách của nhà nước như: thức ăn cho gia súc giảm 12%; rượu vodka và rượu cô nhắc giảm 40,4%; quần áo các loại giảm 5,02%; gỗ ốp, lát công nghiệp giảm 29,18%; gạch xây dựng bằng đất sét nung (trừ gốm, sứ) quy chuẩn 220x105x60mm giảm 6,87%.
Sáu tháng đầu năm 2020, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 6,58% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó: Công nghiệp khai khoáng tăng 6,46%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,31%; sản xuất và phân phối điện tăng 7,47%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 12,43%.
Một số sản phẩm công nghiệp sáu tháng đầu năm tăng so với cùng kỳ năm 2019 như: mỳ, phở, miến, bún, cháo ăn liền tăng 10,68%; thức ăn cho gia cầm tăng 24,88%; quần áo các loại tăng 7,25%; thùng, hộp bằng bìa cứng tăng 8,62%; sơn và véc ni tan trong môi trường nước tăng 10,26%; sản phẩm bằng plastic tăng 11,39%; sắt, thép các loại tăng 7,27%; đĩa dùng cho hệ thống đọc bằng laser chưa ghi tăng 13,75%; động cơ đa năng một chiều hoặc xoay chiều có công suất >37,5w tăng 11,48%; dây điện đơn dạng cuộn tăng 5,63%; phụ tùng của xe có động cơ tăng 13,60%; điện thương phẩm tăng 7,47%.
Bên cạnh đó, một số sản phẩm giảm như: thức ăn cho gia súc giảm 25,89%; rượu vodka và rượu cô nhắc giảm 35,51%; gạch xây dựng bằng đất sét nung (trừ gốm, sứ) quy chuẩn 220x105x60mm giảm 5,62% ... Những sản phẩm này giảm do ảnh hưởng của thị trường như: do chăn nuôi lợn chưa phục hồi nên ảnh hưởng đến ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc; Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã tác động đến ngành sản xuất rượu, bia dẫn đến các doanh nghiệp giảm sản lượng sản xuất; dịch Covid-19 ảnh hưởng đến việc sản xuất cũng như tiêu thụ hàng hóa của các doanh nghiệp.
5. Thương mại, dịch vụ
Đây là lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch Covid-19 trong thời gian vừa qua. Hầu hết các ngành hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ đều chịu ảnh hưởng, tuy nhiên chịu ảnh hưởng nhiều nhất là trong tháng Tư đối với các ngành: du lịch lữ hành; lưu trú, ăn uống; vui chơi, giải trí; giáo dục đào tạo (tháng Tư: doanh thu bán lẻ hàng hóa, dịch vụ giảm 6,61%, doanh thu dịch vụ lưu trú giảm 75,94%; doanh thu dịch vụ giáo dục giảm 75,72%; doanh thu kinh doanh bất động sản giảm 33,95%, dịch vụ giải trí giảm 83,80%; doanh thu dịch vụ khác 51,06%). Từ cuối tháng Tư đến nay, tình hình dịch bệnh được kiểm soát, không còn phát sinh ca lây nhiễm trong cộng đồng, các hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ dần hoạt động trở lại.
Tháng Sáu, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 3.711 tỷ đồng tăng 13,06% so cùng kỳ năm 2019, trong đó doanh thu của một số nhóm hàng hóa, dịch vụ như sau: lương thực, thực phẩm tăng 16,22%; hàng may mặc tăng 13,72%; đồ dùng, dụng cụ trang thiết bị gia đình tăng 16,04%; vật phẩm, văn hóa, giáo dục tăng 18,73%; gỗ và vật liệu xây dựng tăng 14,16%; phương tiện ô tô tăng 5,19%; xăng dầu tăng 5,0%; dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 4,45%; kinh doanh bất động sản tăng 14,37%; giáo dục và đào tạo tăng 16,39%; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng 10,02%;...
Sáu tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 20.466 tỷ đồng, tăng 4,75% so cùng kỳ năm trước, mức tăng này thấp hơn nhiều so với mức tăng của 6 tháng đầu năm 2019 (tăng 11,99%). Trong đó:
Doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 14.620 tỷ đồng, tăng 7,97% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả kinh doanh của một số nhóm hàng chính so với cùng kỳ năm trước như sau: lương thực, thực phẩm tăng 12,87%; hàng may mặc tăng 3,37%; đồ dùng dụng cụ trang thiết bị gia đình tăng 6,58%; gỗ và vật liệu xây dựng tăng 10,32%; hàng hóa khác tăng 10,58%.
Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống ước đạt 738 tỷ đồng, giảm 19,41% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu dịch vụ lưu trú ước đạt 25 tỷ đồng, giảm 24,41%; doanh thu dịch vụ ăn uống ước đạt 712 tỷ đồng, giảm 19,22% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của dịch Covid-19, người dân hạn chế đi lại nên nhu cầu nghỉ tại các cơ sở lưu trú giảm. Các cơ sở nhà hàng ăn uống cũng bị ảnh hưởng nặng nề, các quán ăn, nhà hàng phải tạm ngừng đóng cửa trong thời gian dịch bệnh Covid-19.
Doanh thu dịch vụ du lịch, lữ hành ước đạt 4,9 tỷ đồng, giảm 48,84% so với cùng kỳ năm 2019. Nguyên nhân là do du lịch là ngành được chính phủ khuyến cáo người dân nên hạn chế sau khi dịch Covid-19 được công bố, do mức độ phát tán lây nhiễm rộng rãi đối với cộng đồng của ngành nghề này. Thời gian dịch bệnh bùng phát và Chính phủ, chính quyền địa phương yêu cầu giãn cách xã hội thì các tour du lịch của người dân hầu như đều được tạm hoãn hoặc hủy bỏ gây ảnh hưởng nặng nề cho doanh thu của ngành dịch vụ lữ hành.
Doanh thu dịch vụ khác ước đạt 5.103 tỷ đồng, tăng 0,60% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó: kinh doanh bất động sản tăng 2,40%; hành chính và dịch vụ hỗ trợ giảm 2,41%; giáo dục và đào tạo giảm 19,26%; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng 7,12%; dịch vụ nghệ thuật vui chơi giải trí giảm 21,59%; dịch vụ khác giảm 1,77%.
6. Hoạt động vận tải
Dịch Covid-19 cũng đã tác động mạnh đến hoạt động vận tải, nhất là trong giai đoạn thực hiện cách ly xã hội (tháng Tư, doanh thu vận tải giảm 54,91% so với cùng kỳ năm trước). Với việc kểm soát tốt dịch bệnh, đến nay, hoạt động vận tải đã dần phục hồi trở lại.
Vận tải hành khách tháng Sáu ước đạt 1.550 nghìn lượt người vận chuyển và 85.739 nghìn lượt người luân chuyển, lần lượt tăng 3,87% về lượt người vận chuyển và tăng 4,37% về lượt người luân chuyển so với cùng kỳ năm 2019; doanh thu vận tải hành khách ước đạt 77,8 tỷ đồng, tăng 4,37%.
Sáu tháng đầu năm 2020, vận tải hành khách ước đạt 7.320 nghìn lượt người vận chuyển và 396.498 nghìn lượt người luân chuyển, lần lượt giảm 17,70% về lượt người vận chuyển và giảm 17,84% về lượt người luân chuyển so với cùng kỳ năm 2019; doanh thu vận tải hành khách ước đạt 366 tỷ đồng, giảm 17,23%. Nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, thực hiện lệnh giãn cách xã hội của Chính phủ kéo dài đến hết tháng Tư.
Vận tải hàng hóa tháng Sáu ước đạt 4.124 nghìn tấn vận chuyển và 174.473 nghìn tấn luân chuyển, lần lượt tăng 24,19% về tấn hàng hóa vận chuyển và tăng 23,26% về tấn hàng hóa luân chuyển so với cùng kỳ năm 2019; doanh thu vận tải hàng hóa ước đạt 452,3 tỷ đồng, tăng 23,9%.
Sáu tháng đầu năm, vận tải hàng hóa ước đạt 18.178 nghìn tấn vận chuyển và 771.450 nghìn tấn luân chuyển, lần lượt giảm 1,82% về tấn hàng hóa vận chuyển và giảm 2,74% về tấn hàng hóa luân chuyển so với cùng kỳ năm 2019; doanh thu vận tải hàng hóa ước đạt 2.058 tỷ đồng, giảm 2,06%. Nguyên nhân cũng do ảnh hưởng của dịch Covid-19 làm lượng hàng hóa cần lưu chuyển giảm.
7. Chỉ số giá tiêu dùng
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng Sáu tương đối ổn định chỉ tăng nhẹ so với tháng trước, tăng 0,09%. Trong đó: Có 5/11 nhóm hàng hóa, dịch vụ có chỉ số giá tăng so với tháng trước, bao gồm: đồ uống và thuốc lá tăng 0,18%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,04%; giao thông tăng 5,71%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,05%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,26%. Có 5/11 nhóm hàng hoá, dịch vụ có chỉ số giá giảm so với tháng trước, bao gồm: nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,35%; may mặc, mũ nón và giầy dép giảm 0,64%; nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 1,34%; thiết bị và đồ dùng gia đình giảm 0,04%; bưu chính viễn thông giảm 0,01%. Riêng chỉ số giá dịch vụ giáo dục ổn định so với tháng trước.
So với tháng 12/2019, Chỉ số giá tiêu dùng tháng này giảm 0,65%. Trong đó: nhóm hàng ăn uống và dịch vụ ăn uống tăng 3,25%; đồ uống và thuốc lá giảm 0,01%; hàng may mặc, mũ nón, giầy, dép giảm 0,53%; nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 2,33%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,46%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,19%; dịch vụ giao thông giảm 16,25%; bưu chính, viễn thông giảm 0,37%; văn hóa, thể thao, giải trí giảm 0,76%; hàng hóa và dịch vụ khác giảm 0,05%; nhóm hàng giáo dục vẫn ổn định so với tháng 12/2019.
So với tháng cùng kỳ năm 2019, Chỉ số giá tiêu dùng tháng Sáu tăng 4,55%. Trong đó, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 16,75% (lương thực tăng 9,23%; thực phẩm tăng 19,97%; ăn uống ngoài gia đình tăng 10,1%); đồ uống và thuốc lá tăng 1,62%; hàng may mặc, mũ nón, giầy, dép tăng 0,35%; nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 3,28%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,1%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 2,88%; dịch vụ giao thông giảm 16,33%; dịch vụ bưu chính, viễn thông giảm 1,14%; giáo dục tăng 3,54%; văn hóa, thể thao, giải trí tăng 1,43%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 4,60%.
Sáu tháng đầu năm, Chỉ số giá tiêu dùng bình quân tăng 5,53% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó: tháng Một tăng 6,86%; tháng Hai tăng 6,02%; tháng Ba tăng 6,13%; tháng Tư tăng 4,95%; tháng Năm tăng 4,68% và tháng Sáu tăng 4,55%. Có 8/11 nhóm hàng hóa, dịch vụ có chỉ số tăng so với cùng kỳ năm trước như: hàng ăn uống và dịch vụ ăn uống (gồm các mặt hàng lương thực, thực phẩm và ăn uống ngoài gia đình) tăng 15,51%, trong đó: thực phẩm tăng 18,47%; đồ uống và thuốc lá tăng 2,17%; hàng may mặc, mũ nón, giầy, dép tăng 1,17%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,8%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 2,68%; dịch vụ giáo dục tăng 3,54%; dịch vụ văn hóa,thể thao, giải trí tăng 1,55%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 4,9%. Có 3/11 nhóm hàng hóa, dịch vụ có chỉ số giá tiêu dùng giảm so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,25% (trong đó điện giảm 0,1%); dịch vụ giao thông giảm 8,74% (trong đó xăng dầu giảm 19,34%); bưu chính, viễn thông giảm 0,88%.
Sáu tháng đầu năm, nhóm hàng hóa có chỉ số giá tăng cao nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống (tăng 15,51%). Nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của dịch Covid-19 xuất hiện từ cuối tháng Một đã ảnh hưởng đến nhu cầu và tâm lý tiêu dùng của người dân, làm cho giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Mặt khác, cũng do giá các loại thịt tươi sống, đặc biệt là giá thịt lợn trong sáu tháng đầu năm tăng cao, lượng cung lợn thịt trên địa bàn tỉnh thấp do ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi từ năm 2019.
8. Hoạt động tài chính
Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn
Sáu tháng đầu năm, thu ngân sách nhà nước ước đạt 6.486 tỷ đồng, giảm 3,33% so với cùng kỳ năm 2019 và đạt 43,63% kế hoạch năm. Trong đó: thu nội địa 4.800 tỷ đồng, giảm 0,43%, đạt 45,43% kế hoạch năm; thu xuất nhập khẩu 1.686 tỷ đồng, giảm 10,75%. Một số khoản thu nội địa chủ yếu như sau: thu từ DNNN 96 tỷ đồng, giảm 15,77%; thu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 760 tỷ đồng, giảm 11,29%; thu từ khu vực ngoài quốc doanh 1.140 tỷ đồng, giảm 27,53%; thu phí, lệ phí 210 tỷ đồng, giảm 1,91%; thuế thu nhập cá nhân 535 tỷ đồng, tăng 19,84%; các khoản thu về nhà đất 1.730 tỷ đồng, tăng 29,01%; các khoản thu khác 100 tỷ đồng, tăng 47,31%.
Chi ngân sách nhà nước địa phương
Tính từ ngày 01/01/2020 đến ngày 24/6/2020, chi ngân sách nhà nước địa phương đạt 5.700 tỷ đồng, đạt 55,42% kế hoạch năm. Trong đó: Chi đầu tư phát triển 2.594 tỷ đồng, đạt 77,53% kế hoạch; chi thường xuyên 3.106 tỷ đồng, đạt 44,76% kế hoạch. Một số lĩnh vực chi thường xuyên như sau: Chi sự nghiệp kinh tế 275 tỷ đồng; chi giáo dục, đào tạo 1.087 tỷ đồng; chi sự nghiệp y tế 279 tỷ đồng; chi sự nghiệp văn hóa, thông tin 36 tỷ đồng; chi đảm bảo xã hội 318 tỷ đồng; chi quản lý hành chính 787 tỷ đồng; chi khác 38 tỷ đồng.
9. Đời sống dân cư, an sinh xã hội
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cuộc sống của người dân. Đặc biệt, dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của một số ngành dịch vụ như: dịch vụ ăn uống, lưu trú, du lịch, các hoạt động dịch vụ vui chơi, giải trí do yêu cầu hạn chế tập trung nơi đông người. Không những chịu ảnh hưởng nặng của dịch Covid-19, dịch vụ ăn uống, lưu trú còn chịu tác động kép của Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Toàn tỉnh có 106.499 lao động chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, trong đó: khu vực doanh nghiệp, hợp tác xã 28.837 người, khu vực sản xuất kinh doanh cá thể 77.662 người. Hiện nay, mặc dù dịch Covid-19 trên thế giới đang diễn biến phức tạp nhưng tình hình dịch bệnh trong nước đã được kiểm soát, tạo tâm lý an tâm cho doanh nghiệp và người dân dần ổn định sản xuất, kinh doanh.
An sinh xã hội
Từ đầu năm đến nay, các chính sách bảo đảm an sinh xã hội được bảo đảm. Nhân dịp Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020, toàn tỉnh tổ chức thăm, tặng quà 146.426 suất quà cho người có công, gia đình liệt sỹ, người cao tuổi, người nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội với tổng kinh phí là 53,96 tỷ đồng (ngân sách tỉnh trên 37,85 tỷ đồng; nguồn xã hội hóa trên 6,5 tỷ đồng), tăng 4,36 tỷ đồng so với Tết nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019.
Cũng trong sáu tháng đầu năm, tỉnh đã thực hiện một số cơ chế, chính sách và các biện pháp hỗ trợ người dân, bảo đảm an sinh xã hội trước tình hình dịch bệnh: thực hiện trợ cấp xã hội hằng tháng đối với người từ đủ 75 tuổi đến dưới 80 tuổi ngoài quy định chung của Chính phủ; hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng là người khuyết tật chưa được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí; thực hiện chi trả 2 tháng trợ cấp xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng (tháng 4 và tháng 5/2020) vào 1 kỳ chi trả trong tháng 4/2020 tại nhà cho tất cả các đối tượng thụ hưởng. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối với người có công và thân nhân người có công theo quy định; thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng cho 51 nghìn đối tượng bảo trợ xã hội đúng, đủ, kịp thời với tổng số tiền gần 20 tỷ đồng. Tiếp tục triển khai xây dựng nhà ở cho người có công và hộ nghèo có khó khăn về nhà ở, tổng kinh phí 122,96 tỷ đồng.
10. Lao động việc làm
Sáu tháng đầu năm, toàn tỉnh đã tuyển sinh, đào tạo được khoảng 21.500 người, đạt 46,2% kế hoạch năm, bằng 82,7% so với cùng kỳ năm 2019, tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo đạt 87%. Toàn tỉnh giải quyết việc làm cho 6.100 lao động (đạt 24,9% kế hoạch năm, bằng 51,68% so với cùng kỳ năm 2019); tuyển sinh, đào tạo được khoảng 21.500 người (đạt 46,2% kế hoạch của năm, bằng 82,7% so với cùng kỳ năm 2019); tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo đạt 87%.
11. Bảo vệ môi trường và phòng chống cháy, nổ
Bảo vệ môi trường: Sáu tháng đầu năm 2020 (từ ngày 16/12/2019 đến ngày 15/6/2020), trên địa bàn toàn tỉnh đã phát hiện 62 vụ vi phạm môi trường, trong đó xử lý 61 vụ, xử phạt 2.367 triệu đồng. Nguyên nhân vi phạm chủ yếu là vi phạm gây ô nhiễm môi trường, việc xả thải vượt quá tiêu chuẩn, quy chuẩn ra môi trường của các doanh nghiệp, vi phạm không có giấy tờ kiểm dịch vệ sinh an toàn thực phẩm của các cơ quan chức năng, không rõ nguồn gốc xuất xứ và khai thác cát bừa bãi gây ô nhiễm môi trường.
Cũng trong sáu tháng đầu năm (tính từ 16/12/2019 đến 15/6/2020), toàn tỉnh xảy ra 3 vụ cháy, không có thiệt hại về người, thiệt hại tài sản 800 triệu đồng. Trong đó, tính riêng tháng Sáu, trên địa bàn xảy ra một vụ cháy tại xưởng hóa chất tinh khiết của nhà máy hóa chất Đức Giang, không có thiệt hại về người. Nguyên nhân vụ cháy đang được tiếp tục điều ta làm rõ và thống kê thiệt hại. So với cùng kỳ năm 2019, số vụ cháy giảm 4 vụ, giảm 57,1%.
12. An toàn giao thông
Theo số liệu của Ban An toàn giao thông tỉnh Hưng Yên, từ ngày 15/5/2020 đến 14/6/2020, toàn tỉnh xảy ra 13 vụ tai nạn giao thông (trong đó 12 vụ tai nạn đường bộ, 1 vụ tai nạn đường sắt), làm chết 11 người, làm bị thương 6 người. So với tháng trước, số vụ tai nạn tăng 4 vụ, tăng 44,44%; số người chết tăng 4 người, tăng 57,14%; số người bị thương tăng 3 người, tăng 100%. Tính từ đầu năm đến hết ngày 14/6/2020, toàn tỉnh đã xảy ra 74 vụ tai nạn giao thông, làm chết 61 người, làm bị thương 32 người. So với cùng kỳ năm 2019, số vụ tai nạn giảm 7 vụ, giảm 8,64%; số người chết giảm 5 người, giảm 7,58%; số người bị thương giảm 16 người, giảm 33,33%.
Khái quát lại: Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương sáu tháng đầu năm trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của dịch Covid-19, song với sự nỗ lực của các cấp chính quyền địa phương, các doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh khắc phục các khó khăn, phát huy các thuận lợi nên kinh tế của tỉnh vẫn duy trì được kết quả khá, kinh tế tiếp tục tăng trưởng trên cả ba khu vực, cơ cấu kinh tế tiếp tục có sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ; các chính sách về an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống nhân dân ổn định.
Trên đây là báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Hưng Yên 6 tháng và 6 tháng đầu năm 2020
1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) tăng 6,83 % (KH cả năm 9%);
2. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản theo giá so sánh 2010 tăng 1,82% (KH cả năm 2,2%);
3. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 6,58% (KH cả năm 10%);
4. Giá trị sản xuất thương mại, dịch vụ theo giá so sánh 2010 tăng 2,55% (KH cả năm 7,7%);
5. Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn đạt 16.676 tỷ đồng, tăng 7,42%;
6. Số dự án đầu tư nước ngoài 6 tháng đầu năm 14 dự án, số vốn đăng ký 48,5 triệu USD;
7. Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ đạt 20.466 tỷ đồng, tăng 4,75% ;
8. CPI bình quân 6 tháng tăng 5,53% so với cùng kỳ năm trước;
9. Thu ngân sách đạt 6.486 tỷ đồng, tr. đó thu nội địa 4.800 tỷ đồng.
1. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn
Sáu tháng đầu năm 2020, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) ước tính tăng 6,83% so với cùng kỳ năm 2019, thấp hơn so với tốc độ của 6 tháng năm 2019 (tăng 9,65%) và thấp hơn so với kế hoạch cả năm đề ra 9,0%, trong đó: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,07%, đóng góp 0,24 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp, xây dựng tăng 8,95%, đóng góp 5,11 điểm phần trăm; thương mại, dịch vụ tăng 3,86%, đóng góp 0,94 điểm phần trăm; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 7,64%, đóng góp 0,54 điểm phần trăm. Điểm sáng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm của tỉnh đến từ khu vực sản xuất công nghiệp, xây dựng, đóng góp tới 74,89% tăng trưởng, trong đó riêng công nghiệp đóng góp tới 67,41% tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế.
Sản xuất nông nghiệp, thủy sản trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm tương đối ổn định, không có dịch bệnh xảy ra đối với đàn gia súc, gia cầm và là ngành ít chịu ảnh hưởng của của dịch cúm Covid-19 (các yếu tố đầu vào cho sản xuất do thị trường nội địa cung cấp là chủ yếu, đầu ra tiêu thụ trong nước là chính). Bên cạnh đó, dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh đã được kiểm soát, 100% số xã đã công bố hết dịch, hơn nữa hiện nay giá thịt lợn hơi bình quân từ 85.000- 87.000 đồng/kg đã tạo tâm lý tốt cho người chăn nuôi sản xuất và tái đàn, vì vậy tổng đàn lợn đang dần tăng trở lại.
Tuy nhiên, diện tích gieo trồng cây hàng năm vụ Đông Xuân tiếp tục giảm so với cùng kỳ năm trước, chỉ đạt 44.454 ha, giảm 8,39% và giảm ở hầu hết các loại cây trồng. Vì vậy, ngành nông nghiệp chỉ đạt mức tăng trưởng 1,64% so với cùng kỳ năm trước và đóng góp 0,16 điểm phần trăm vào tốc độ tăng trưởng chung của cả nền kinh tế.
Nuôi trồng thủy sản tiếp tục được duy trì và phát triển theo hướng thâm canh, tỉnh Hưng Yên tiếp tục chuyển đổi một phần diện tích đất lúa hiệu quả thấp sang cây lâu năm và nuôi trồng thủy sản hiệu quả cao. Ngành Thủy sản tăng trưởng 5,07% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,08 điểm phần trăm vào tăng trưởng chung của nền kinh tế.
Về công nghiệp, xây dựng: Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, với các mức độ khác nhau, nhất là đối với các doanh nghiệp có hoạt động xuất, nhập khẩu, không chỉ các doanh nghiệp của Trung Quốc mà nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài khác và doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở các ngành, lĩnh vực khác cũng bị ảnh hưởng như: dệt may, da giầy, chế biến nông sản, điện tử... Ngành công nghiệp tăng trưởng 8,93%, đóng góp 4,61 điểm phần trăm vào tốc độ tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế. Trong đó, đóng góp vào tăng trưởng chung của ngành công nghiệp chủ yếu là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với mức tăng 8,76%, đóng góp 8,1 điểm phần trăm vào tăng trưởng của ngành công nghiệp và 4,18 điểm phần trăm vào tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế.
Hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi dịch Covid-19. Doanh nghiệp, hộ cá thể hoạt động xây dựng cũng phải hoạt động cầm chừng, nhất là loại hình doanh nghiệp. Do đó, ước tính sáu tháng đầu năm ngành xây dựng của tỉnh tăng trưởng 9,16% (thấp hơn nhiều so với 6 tháng năm 2019, tăng 16,58%) so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,51 điểm phần trăm vào tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế.
Về thương mại, dịch vụ: Đây là lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, hầu hết các hoạt động kinh doanh đều bị đình trệ, nhất là sau khi các địa phương thực hiện việc cách ly xã hội theo tinh thần Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch UBND tỉnh. Do đó, tăng trưởng của khu vực này sáu tháng đầu năm chỉ tăng 3,86%, trong đó, chủ yếu đóng góp ở một số ngành ít chịu ảnh hưởng của dịch như: ngành bán buôn, bán lẻ tăng 5,45% và là ngành có đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế trong khối dịch vụ (0,29 điểm phần trăm); hoạt động thông tin và truyền thông tăng 6,30%, đóng góp 0,16 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,28%, đóng góp 0,15 điểm phần trăm; hoạt động kinh doanh bất động sản tăng 2,62%, đóng góp 0,11 điểm phần trăm; hoạt động quản lý nhà nước tăng 8,62%, đóng góp 0,18 điểm phần trăm.
Về cơ cấu kinh tế sáu tháng đầu năm, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 9,88%; khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm 61,02%; khu vực dịch vụ chiếm 22,3%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 6,8%.
2. Đầu tư và phát triển doanh nghiệp
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các hoạt động đầu tư, xây dựng trên địa bàn tỉnh cũng chịu ảnh hưởng. Sáu tháng đầu năm, vốn đầu tư phát triển ước đạt 16.676,3 tỷ đồng, tăng 7,42% so với cùng kỳ năm 2019. Phân theo nguồn vốn như sau: vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước đạt 1.193,9 tỷ đồng, tăng 4,14%; vốn trái phiếu Chính phủ 171,8 tỷ đồng, giảm 39,32%; vốn tín dụng đầu tư theo kế hoạch nhà nước 267,6 tỷ đồng, tăng 2,59%; vốn vay từ các nguồn khác (của khu vực Nhà nước) 84,6 tỷ đồng, giảm 0,7%; vốn tự có của doanh nghiệp nhà nước 17,4 tỷ đồng, giảm 14,57%; vốn đầu tư của dân cư và tư nhân 7.648, tỷ đồng, giảm 4,64%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 6.867,4 tỷ đồng, tăng 29,95%; vốn huy động khác 424,7 tỷ đồng, tăng 0,39%. Phân theo ngành kinh tế: khu vực nông nghiệp và thuỷ sản 430,2 tỷ đồng, giảm 12,93%; công nghiệp và xây dựng 9.815,4 tỷ đồng, tăng 10,58%; thương mại, dịch vụ 6.430,6 tỷ đồng, tăng 4,48% so với cùng kỳ năm trước.
Vốn đầu tư ngân sách nhà nước do địa phương ước tính tháng Sáu đạt 252 tỷ đồng, tăng 13,66% so với tháng trước và tăng 20,84% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, vốn ngân sách cấp tỉnh đạt 110,1 tỷ đồng, tăng 13,98%; vốn ngân sách cấp huyện đạt 97,2 tỷ đồng, tăng 40,88%; vốn ngân sách cấp xã đạt 44,6 tỷ đồng, tăng 4,04% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung sáu tháng đầu năm, vốn đầu tư ngân sách địa phương ước đạt 1.092,7 tỷ đồng, tăng 4,02% so với cùng kỳ năm 2019 và đạt 35,6% kế hoạch. Trong đó: Vốn ngân sách cấp tỉnh đạt 489,1 tỷ đồng, giảm 4,51% so với cùng kỳ năm 2019 và đạt 36,25% kế hoạch; vốn ngân sách cấp huyện 417,2 tỷ đồng, tăng 30,65% so với cùng kỳ năm 2019 và đạt 36,56% kế hoạch; vốn ngân sách cấp xã 186,4 tỷ đồng, giảm 15,85% so với cùng kỳ năm 2019 và đạt 32,2% kế hoạch năm.
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài: Tính đến 19/6/2020, toàn tỉnh có 478 dự án có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký hoạt động, với tổng số vốn đăng ký là 4.792.998 nghìn USD, trong đó từ đầu năm đến nay có 14 dự án đăng ký mới với số vốn đăng ký là 48.539 nghìn USD. Các quốc gia có số dự án, vốn đầu tư chủ yếu là: Thứ nhất là Nhật Bản có 166 dự án, vốn đăng ký là 2.958.665 nghìn USD, chiếm 61,73% tổng vốn đăng ký; thứ hai là Hàn Quốc có 144 dự án, vốn đăng ký 721.836 nghìn USD, chiếm 15,06% tổng vốn đăng ký; thứ ba là Trung Quốc có 105 dự án, vốn đăng ký 537.352 nghìn USD, chiếm 11,21% tổng số vốn đăng ký.
Về phát triển doanh nghiệp: Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có thêm 530 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký 4.520 tỷ đồng, giảm 12,8% về số doanh nghiệp so với cùng kỳ năm 2019; có 110 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 18,5%; 200 doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh có thời hạn, tăng 19%; 60 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể. Đến nay, toàn tỉnh có 11.990 doanh nghiệp đăng ký hoạt động sản xuất kinh doanh, với số vốn đầu tư đăng ký là 119.665 tỷ đồng, trong đó có khoảng 73,2% doanh nghiệp đang hoạt động, 8,6% doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn và 18,2% doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động hoặc chờ giải thể.
3. Nông nghiệp và thủy sản
a) Trồng trọt
Đối với cây hàng năm: vụ Đông Xuân 2020, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 44.454 ha, giảm 8,39% so với cùng kỳ năm 2019 (giảm 4.074 ha). Trong đó: diện tích gieo trồng lúa Xuân đạt 29.671 ha, giảm 7,31% (giảm 2.339 ha); diện tích gieo trồng ngô 3.137 ha, giảm 24,66% so với cùng kỳ (giảm 1.027 ha); đậu tương 390 ha, giảm 30,64% (giảm 172ha); rau các loại 8.151 ha, giảm 4,43% (giảm 378 ha). Hầu hết diện tích gieo trồng các loại cây vụ Đông Xuân đều giảm, trong đó giảm chủ yếu ở cây lúa. Nguyên nhân là do những năm gần đây, quá trình chuyển đổi đất trồng từ cây hàng năm sang cây ăn quả diễn ra mạnh mẽ ở tất cả các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh. Trung bình mỗi vụ, diện tích gieo trồng sụt giảm do chuyển từ cây hàng năm sang cây ăn quả khoảng hơn một nghìn ha.
Vụ Đông Xuân 2020, thực hiện gieo trồng đúng khung thời vụ, cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, năng suất của một số cây trồng chính như sau: lúa đạt 67,56 tạ/ha, tăng 0,06 tạ/ha (tăng 0,09%) so với cùng kỳ năm trước, và được đánh giá là Vụ được mùa; năng suất ngô 59,65 tạ/ha, giảm 1,01 tạ/ha (giảm 1,67%); năng suất đậu tương 20,17 tạ/ha, giảm 0,59 tạ/ha (giảm 2,86%); năng suất rau các loại đạt 256,44 tạ/ha, tăng 0,87 tạ/ha (tăng 0,34%).
Sản lượng các loại cây trồng như sau: lúa đạt 200.455 tấn, giảm 7,23% (giảm 15.611 tấn) so với cùng kỳ năm trước, nguyên nhân chủ yếu do diện tích lúa giảm; sản lượng ngô đạt 18.709 tấn, giảm 25,92% (giảm 6.547 tấn); đậu tương đạt 786 tấn, giảm 32,62% (giảm 380 tấn); sản lượng rau các loại đạt 209.026 tấn, giảm 4,11% (giảm 8.953 tấn) so với cùng kỳ.
Cây lâu năm: chủ yếu là các loại cây ăn quả (không có cây công nghiệp). Diện tích các loại cây lâu năm sáu tháng đầu năm đạt 14.732 ha, tăng 1.653 ha (tăng 12,64%) so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, diện tích tăng chủ yếu là cây ăn quả, tăng 1.581 ha. Một số cây ăn quả có diện tích tăng cao so với cùng kỳ năm trước như: Cây chuối tăng 254 ha (tăng 10,71%); cây ổi tăng 84 ha (tăng 11,40%); cây cam tăng 248 ha (tăng 14,49%); cây bưởi tăng 379 ha (tăng 29,14%); cây nhãn tăng 195 ha (tăng 4,32%). Các loại cây như: chuối, cam, chanh, bưởi, quất, táo được trồng tập trung ở huyện Khoái Châu, Văn Giang, Kim Động, thành phố Hưng Yên, Yên Mỹ; ổi trồng tập trung nhiều ở Văn Giang; vải trồng tập trung nhiều ở Phù Cừ; cây nhãn được phát triển mở rộng trồng ở hầu hết các huyện trong tỉnh, đây vừa là cây thế mạnh của tỉnh và cũng là cây dễ trồng, phù hợp với đồng đất địa phương. Ước tính sản lượng một số loại cây trồng chủ yếu như sau: chuối đạt 48.450 tấn, tăng 3.900 tấn (tăng 8,75%); ổi đạt 9.500 tấn, tăng 780 tấn (tăng 8,94%); cam đạt 21.000 tấn, tăng 2.400 tấn (tăng 12,90%); chanh đạt 550 tấn, tăng 50 tấn (tăng 10%); táo đạt 6.500 tấn, tăng 220 tấn (tăng 3,50%) so với cùng kỳ năm trước.
b) Chăn nuôi
Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh không có dịch bệnh xảy ra đối với đàn gia súc, gia cầm (dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh đã được kiểm soát, 100% các địa phương trên địa bàn tỉnh đã công bố hết dịch). Bên cạnh đó giá thịt lợn hơi bình quân từ 85.000-87.000 đồng/kg đã tạo tâm lý tốt cho người sản xuất và tái đàn, vì vậy tổng đàn lợn đang dần tăng trở lại. Tuy nhiên, việc tái đàn vẫn ở mức hạn chế (do thiếu vốn sản xuất, dịch tả lợn Châu Phi đã làm giảm đàn lợn nái chưa thể hồi phục được ngay do cần yếu tố thời gian). Số lượng đàn gia súc, gia cầm như sau: đàn trâu 2.745 con, tăng 0,29%; đàn bò 36.039 con, tăng 0,68%; đàn lợn 429.682 con, tăng 10,26%; đàn gia cầm 9.205 nghìn con, tăng 1,97%. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại như sau: trâu 163 tấn, tăng 2,52%; bò 1.790 tấn, tăng 4,99%; lợn 42.352 tấn, giảm 19,69%; gia cầm 19.103 tấn, tăng 13,12% so với cùng kỳ năm trước.
c) Nuôi trồng thuỷ sản
Sản xuất thủy sản của tỉnh ngày càng được quan tâm phát triển do công tác khuyến ngư tiếp tục được triển khai có hiệu quả và tích cực. Cơ cấu nuôi trồng thủy sản đã có sự chuyển đổi từng bước đa dạng hóa về chủng loại nuôi trồng tạo ra giá trị sản xuất và hàng hóa đáp ứng phục vụ nhu cầu của thị trường và tạo điều kiện nâng cao thu nhập. Sáu tháng đầu năm, sản lượng thủy sản ước đạt 24.875 tấn, tăng 5,72% , trong đó: sản lượng thủy sản khai thác ước đạt 326 tấn, giảm 2,68%; sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt 24.549 tấn, tăng 5,85% so với cùng kỳ năm trước.
4. Sản xuất công nghiệp
Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, dịch bệnh tác động đến sản xuất công nghiệp rõ rệt nhất từ nửa cuối tháng Ba đến cuối tháng Tư, từ đầu tháng Năm đến nay, hoạt động sản xuất công nghiệp đã tăng dần trở lại (chỉ số sản xuất công nghiệp tháng Ba tăng 6,81%; tháng 4 tăng 3,29%; tháng 5 tăng 6,72%, tháng 6 ước tăng 7,93%).
So với cùng kỳ năm 2019, Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng Sáu tăng 7,93%, trong đó: công nghiệp khai khoáng tăng 9,21%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,68%; công nghiệp sản xuất, phân phối điện, nước nóng và hơi nước tăng 6,66%; cung cấp nước và xử lý nước thải, rác tăng 14,21%.
Một số sản phẩm công nghiệp trong tháng tăng so với cùng kỳ năm 2019 như: mỳ, phở, miến, bún, cháo ăn liền tăng 22,76%; thức ăn cho gia cầm tăng 31,57%; nước khoáng không có ga tăng 3,35%; thùng, hộp bằng bìa cứng tăng 16,5%; sơn và véc ni tan trong môi trường nước tăng 7,3%; sản phẩm bằng plastic tăng 5,97%; sắt, thép các loại tăng 3,23%; đĩa dùng cho hệ thống đọc bằng laser tăng 9,52%; sợi quang và các bó sợi quang tăng 6,19%; dây điện đơn dạng cuộn tăng 9,03%; động cơ đa năng một chiều hoặc xoay chiều có công suất >37,5w tăng 11,35%; phụ tùng của xe có động cơ tăng 4,38%;... Bên cạnh đó một số sản phẩm giảm với cùng kỳ năm trước do ảnh hưởng của dịch bệnh và các chính sách của nhà nước như: thức ăn cho gia súc giảm 12%; rượu vodka và rượu cô nhắc giảm 40,4%; quần áo các loại giảm 5,02%; gỗ ốp, lát công nghiệp giảm 29,18%; gạch xây dựng bằng đất sét nung (trừ gốm, sứ) quy chuẩn 220x105x60mm giảm 6,87%.
Sáu tháng đầu năm 2020, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 6,58% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó: Công nghiệp khai khoáng tăng 6,46%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,31%; sản xuất và phân phối điện tăng 7,47%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 12,43%.
Một số sản phẩm công nghiệp sáu tháng đầu năm tăng so với cùng kỳ năm 2019 như: mỳ, phở, miến, bún, cháo ăn liền tăng 10,68%; thức ăn cho gia cầm tăng 24,88%; quần áo các loại tăng 7,25%; thùng, hộp bằng bìa cứng tăng 8,62%; sơn và véc ni tan trong môi trường nước tăng 10,26%; sản phẩm bằng plastic tăng 11,39%; sắt, thép các loại tăng 7,27%; đĩa dùng cho hệ thống đọc bằng laser chưa ghi tăng 13,75%; động cơ đa năng một chiều hoặc xoay chiều có công suất >37,5w tăng 11,48%; dây điện đơn dạng cuộn tăng 5,63%; phụ tùng của xe có động cơ tăng 13,60%; điện thương phẩm tăng 7,47%.
Bên cạnh đó, một số sản phẩm giảm như: thức ăn cho gia súc giảm 25,89%; rượu vodka và rượu cô nhắc giảm 35,51%; gạch xây dựng bằng đất sét nung (trừ gốm, sứ) quy chuẩn 220x105x60mm giảm 5,62% ... Những sản phẩm này giảm do ảnh hưởng của thị trường như: do chăn nuôi lợn chưa phục hồi nên ảnh hưởng đến ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc; Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã tác động đến ngành sản xuất rượu, bia dẫn đến các doanh nghiệp giảm sản lượng sản xuất; dịch Covid-19 ảnh hưởng đến việc sản xuất cũng như tiêu thụ hàng hóa của các doanh nghiệp.
5. Thương mại, dịch vụ
Đây là lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch Covid-19 trong thời gian vừa qua. Hầu hết các ngành hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ đều chịu ảnh hưởng, tuy nhiên chịu ảnh hưởng nhiều nhất là trong tháng Tư đối với các ngành: du lịch lữ hành; lưu trú, ăn uống; vui chơi, giải trí; giáo dục đào tạo (tháng Tư: doanh thu bán lẻ hàng hóa, dịch vụ giảm 6,61%, doanh thu dịch vụ lưu trú giảm 75,94%; doanh thu dịch vụ giáo dục giảm 75,72%; doanh thu kinh doanh bất động sản giảm 33,95%, dịch vụ giải trí giảm 83,80%; doanh thu dịch vụ khác 51,06%). Từ cuối tháng Tư đến nay, tình hình dịch bệnh được kiểm soát, không còn phát sinh ca lây nhiễm trong cộng đồng, các hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ dần hoạt động trở lại.
Tháng Sáu, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 3.711 tỷ đồng tăng 13,06% so cùng kỳ năm 2019, trong đó doanh thu của một số nhóm hàng hóa, dịch vụ như sau: lương thực, thực phẩm tăng 16,22%; hàng may mặc tăng 13,72%; đồ dùng, dụng cụ trang thiết bị gia đình tăng 16,04%; vật phẩm, văn hóa, giáo dục tăng 18,73%; gỗ và vật liệu xây dựng tăng 14,16%; phương tiện ô tô tăng 5,19%; xăng dầu tăng 5,0%; dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 4,45%; kinh doanh bất động sản tăng 14,37%; giáo dục và đào tạo tăng 16,39%; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng 10,02%;...
Sáu tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 20.466 tỷ đồng, tăng 4,75% so cùng kỳ năm trước, mức tăng này thấp hơn nhiều so với mức tăng của 6 tháng đầu năm 2019 (tăng 11,99%). Trong đó:
Doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 14.620 tỷ đồng, tăng 7,97% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả kinh doanh của một số nhóm hàng chính so với cùng kỳ năm trước như sau: lương thực, thực phẩm tăng 12,87%; hàng may mặc tăng 3,37%; đồ dùng dụng cụ trang thiết bị gia đình tăng 6,58%; gỗ và vật liệu xây dựng tăng 10,32%; hàng hóa khác tăng 10,58%.
Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống ước đạt 738 tỷ đồng, giảm 19,41% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu dịch vụ lưu trú ước đạt 25 tỷ đồng, giảm 24,41%; doanh thu dịch vụ ăn uống ước đạt 712 tỷ đồng, giảm 19,22% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của dịch Covid-19, người dân hạn chế đi lại nên nhu cầu nghỉ tại các cơ sở lưu trú giảm. Các cơ sở nhà hàng ăn uống cũng bị ảnh hưởng nặng nề, các quán ăn, nhà hàng phải tạm ngừng đóng cửa trong thời gian dịch bệnh Covid-19.
Doanh thu dịch vụ du lịch, lữ hành ước đạt 4,9 tỷ đồng, giảm 48,84% so với cùng kỳ năm 2019. Nguyên nhân là do du lịch là ngành được chính phủ khuyến cáo người dân nên hạn chế sau khi dịch Covid-19 được công bố, do mức độ phát tán lây nhiễm rộng rãi đối với cộng đồng của ngành nghề này. Thời gian dịch bệnh bùng phát và Chính phủ, chính quyền địa phương yêu cầu giãn cách xã hội thì các tour du lịch của người dân hầu như đều được tạm hoãn hoặc hủy bỏ gây ảnh hưởng nặng nề cho doanh thu của ngành dịch vụ lữ hành.
Doanh thu dịch vụ khác ước đạt 5.103 tỷ đồng, tăng 0,60% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó: kinh doanh bất động sản tăng 2,40%; hành chính và dịch vụ hỗ trợ giảm 2,41%; giáo dục và đào tạo giảm 19,26%; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng 7,12%; dịch vụ nghệ thuật vui chơi giải trí giảm 21,59%; dịch vụ khác giảm 1,77%.
6. Hoạt động vận tải
Dịch Covid-19 cũng đã tác động mạnh đến hoạt động vận tải, nhất là trong giai đoạn thực hiện cách ly xã hội (tháng Tư, doanh thu vận tải giảm 54,91% so với cùng kỳ năm trước). Với việc kểm soát tốt dịch bệnh, đến nay, hoạt động vận tải đã dần phục hồi trở lại.
Vận tải hành khách tháng Sáu ước đạt 1.550 nghìn lượt người vận chuyển và 85.739 nghìn lượt người luân chuyển, lần lượt tăng 3,87% về lượt người vận chuyển và tăng 4,37% về lượt người luân chuyển so với cùng kỳ năm 2019; doanh thu vận tải hành khách ước đạt 77,8 tỷ đồng, tăng 4,37%.
Sáu tháng đầu năm 2020, vận tải hành khách ước đạt 7.320 nghìn lượt người vận chuyển và 396.498 nghìn lượt người luân chuyển, lần lượt giảm 17,70% về lượt người vận chuyển và giảm 17,84% về lượt người luân chuyển so với cùng kỳ năm 2019; doanh thu vận tải hành khách ước đạt 366 tỷ đồng, giảm 17,23%. Nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, thực hiện lệnh giãn cách xã hội của Chính phủ kéo dài đến hết tháng Tư.
Vận tải hàng hóa tháng Sáu ước đạt 4.124 nghìn tấn vận chuyển và 174.473 nghìn tấn luân chuyển, lần lượt tăng 24,19% về tấn hàng hóa vận chuyển và tăng 23,26% về tấn hàng hóa luân chuyển so với cùng kỳ năm 2019; doanh thu vận tải hàng hóa ước đạt 452,3 tỷ đồng, tăng 23,9%.
Sáu tháng đầu năm, vận tải hàng hóa ước đạt 18.178 nghìn tấn vận chuyển và 771.450 nghìn tấn luân chuyển, lần lượt giảm 1,82% về tấn hàng hóa vận chuyển và giảm 2,74% về tấn hàng hóa luân chuyển so với cùng kỳ năm 2019; doanh thu vận tải hàng hóa ước đạt 2.058 tỷ đồng, giảm 2,06%. Nguyên nhân cũng do ảnh hưởng của dịch Covid-19 làm lượng hàng hóa cần lưu chuyển giảm.
7. Chỉ số giá tiêu dùng
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng Sáu tương đối ổn định chỉ tăng nhẹ so với tháng trước, tăng 0,09%. Trong đó: Có 5/11 nhóm hàng hóa, dịch vụ có chỉ số giá tăng so với tháng trước, bao gồm: đồ uống và thuốc lá tăng 0,18%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,04%; giao thông tăng 5,71%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,05%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,26%. Có 5/11 nhóm hàng hoá, dịch vụ có chỉ số giá giảm so với tháng trước, bao gồm: nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,35%; may mặc, mũ nón và giầy dép giảm 0,64%; nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 1,34%; thiết bị và đồ dùng gia đình giảm 0,04%; bưu chính viễn thông giảm 0,01%. Riêng chỉ số giá dịch vụ giáo dục ổn định so với tháng trước.
So với tháng 12/2019, Chỉ số giá tiêu dùng tháng này giảm 0,65%. Trong đó: nhóm hàng ăn uống và dịch vụ ăn uống tăng 3,25%; đồ uống và thuốc lá giảm 0,01%; hàng may mặc, mũ nón, giầy, dép giảm 0,53%; nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 2,33%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,46%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,19%; dịch vụ giao thông giảm 16,25%; bưu chính, viễn thông giảm 0,37%; văn hóa, thể thao, giải trí giảm 0,76%; hàng hóa và dịch vụ khác giảm 0,05%; nhóm hàng giáo dục vẫn ổn định so với tháng 12/2019.
So với tháng cùng kỳ năm 2019, Chỉ số giá tiêu dùng tháng Sáu tăng 4,55%. Trong đó, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 16,75% (lương thực tăng 9,23%; thực phẩm tăng 19,97%; ăn uống ngoài gia đình tăng 10,1%); đồ uống và thuốc lá tăng 1,62%; hàng may mặc, mũ nón, giầy, dép tăng 0,35%; nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 3,28%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,1%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 2,88%; dịch vụ giao thông giảm 16,33%; dịch vụ bưu chính, viễn thông giảm 1,14%; giáo dục tăng 3,54%; văn hóa, thể thao, giải trí tăng 1,43%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 4,60%.
Sáu tháng đầu năm, Chỉ số giá tiêu dùng bình quân tăng 5,53% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó: tháng Một tăng 6,86%; tháng Hai tăng 6,02%; tháng Ba tăng 6,13%; tháng Tư tăng 4,95%; tháng Năm tăng 4,68% và tháng Sáu tăng 4,55%. Có 8/11 nhóm hàng hóa, dịch vụ có chỉ số tăng so với cùng kỳ năm trước như: hàng ăn uống và dịch vụ ăn uống (gồm các mặt hàng lương thực, thực phẩm và ăn uống ngoài gia đình) tăng 15,51%, trong đó: thực phẩm tăng 18,47%; đồ uống và thuốc lá tăng 2,17%; hàng may mặc, mũ nón, giầy, dép tăng 1,17%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,8%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 2,68%; dịch vụ giáo dục tăng 3,54%; dịch vụ văn hóa,thể thao, giải trí tăng 1,55%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 4,9%. Có 3/11 nhóm hàng hóa, dịch vụ có chỉ số giá tiêu dùng giảm so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,25% (trong đó điện giảm 0,1%); dịch vụ giao thông giảm 8,74% (trong đó xăng dầu giảm 19,34%); bưu chính, viễn thông giảm 0,88%.
Sáu tháng đầu năm, nhóm hàng hóa có chỉ số giá tăng cao nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống (tăng 15,51%). Nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của dịch Covid-19 xuất hiện từ cuối tháng Một đã ảnh hưởng đến nhu cầu và tâm lý tiêu dùng của người dân, làm cho giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Mặt khác, cũng do giá các loại thịt tươi sống, đặc biệt là giá thịt lợn trong sáu tháng đầu năm tăng cao, lượng cung lợn thịt trên địa bàn tỉnh thấp do ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi từ năm 2019.
8. Hoạt động tài chính
Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn
Sáu tháng đầu năm, thu ngân sách nhà nước ước đạt 6.486 tỷ đồng, giảm 3,33% so với cùng kỳ năm 2019 và đạt 43,63% kế hoạch năm. Trong đó: thu nội địa 4.800 tỷ đồng, giảm 0,43%, đạt 45,43% kế hoạch năm; thu xuất nhập khẩu 1.686 tỷ đồng, giảm 10,75%. Một số khoản thu nội địa chủ yếu như sau: thu từ DNNN 96 tỷ đồng, giảm 15,77%; thu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 760 tỷ đồng, giảm 11,29%; thu từ khu vực ngoài quốc doanh 1.140 tỷ đồng, giảm 27,53%; thu phí, lệ phí 210 tỷ đồng, giảm 1,91%; thuế thu nhập cá nhân 535 tỷ đồng, tăng 19,84%; các khoản thu về nhà đất 1.730 tỷ đồng, tăng 29,01%; các khoản thu khác 100 tỷ đồng, tăng 47,31%.
Chi ngân sách nhà nước địa phương
Tính từ ngày 01/01/2020 đến ngày 24/6/2020, chi ngân sách nhà nước địa phương đạt 5.700 tỷ đồng, đạt 55,42% kế hoạch năm. Trong đó: Chi đầu tư phát triển 2.594 tỷ đồng, đạt 77,53% kế hoạch; chi thường xuyên 3.106 tỷ đồng, đạt 44,76% kế hoạch. Một số lĩnh vực chi thường xuyên như sau: Chi sự nghiệp kinh tế 275 tỷ đồng; chi giáo dục, đào tạo 1.087 tỷ đồng; chi sự nghiệp y tế 279 tỷ đồng; chi sự nghiệp văn hóa, thông tin 36 tỷ đồng; chi đảm bảo xã hội 318 tỷ đồng; chi quản lý hành chính 787 tỷ đồng; chi khác 38 tỷ đồng.
9. Đời sống dân cư, an sinh xã hội
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cuộc sống của người dân. Đặc biệt, dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của một số ngành dịch vụ như: dịch vụ ăn uống, lưu trú, du lịch, các hoạt động dịch vụ vui chơi, giải trí do yêu cầu hạn chế tập trung nơi đông người. Không những chịu ảnh hưởng nặng của dịch Covid-19, dịch vụ ăn uống, lưu trú còn chịu tác động kép của Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Toàn tỉnh có 106.499 lao động chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, trong đó: khu vực doanh nghiệp, hợp tác xã 28.837 người, khu vực sản xuất kinh doanh cá thể 77.662 người. Hiện nay, mặc dù dịch Covid-19 trên thế giới đang diễn biến phức tạp nhưng tình hình dịch bệnh trong nước đã được kiểm soát, tạo tâm lý an tâm cho doanh nghiệp và người dân dần ổn định sản xuất, kinh doanh.
An sinh xã hội
Từ đầu năm đến nay, các chính sách bảo đảm an sinh xã hội được bảo đảm. Nhân dịp Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020, toàn tỉnh tổ chức thăm, tặng quà 146.426 suất quà cho người có công, gia đình liệt sỹ, người cao tuổi, người nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội với tổng kinh phí là 53,96 tỷ đồng (ngân sách tỉnh trên 37,85 tỷ đồng; nguồn xã hội hóa trên 6,5 tỷ đồng), tăng 4,36 tỷ đồng so với Tết nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019.
Cũng trong sáu tháng đầu năm, tỉnh đã thực hiện một số cơ chế, chính sách và các biện pháp hỗ trợ người dân, bảo đảm an sinh xã hội trước tình hình dịch bệnh: thực hiện trợ cấp xã hội hằng tháng đối với người từ đủ 75 tuổi đến dưới 80 tuổi ngoài quy định chung của Chính phủ; hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng là người khuyết tật chưa được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí; thực hiện chi trả 2 tháng trợ cấp xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng (tháng 4 và tháng 5/2020) vào 1 kỳ chi trả trong tháng 4/2020 tại nhà cho tất cả các đối tượng thụ hưởng. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối với người có công và thân nhân người có công theo quy định; thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng cho 51 nghìn đối tượng bảo trợ xã hội đúng, đủ, kịp thời với tổng số tiền gần 20 tỷ đồng. Tiếp tục triển khai xây dựng nhà ở cho người có công và hộ nghèo có khó khăn về nhà ở, tổng kinh phí 122,96 tỷ đồng.
10. Lao động việc làm
Sáu tháng đầu năm, toàn tỉnh đã tuyển sinh, đào tạo được khoảng 21.500 người, đạt 46,2% kế hoạch năm, bằng 82,7% so với cùng kỳ năm 2019, tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo đạt 87%. Toàn tỉnh giải quyết việc làm cho 6.100 lao động (đạt 24,9% kế hoạch năm, bằng 51,68% so với cùng kỳ năm 2019); tuyển sinh, đào tạo được khoảng 21.500 người (đạt 46,2% kế hoạch của năm, bằng 82,7% so với cùng kỳ năm 2019); tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo đạt 87%.
11. Bảo vệ môi trường và phòng chống cháy, nổ
Bảo vệ môi trường: Sáu tháng đầu năm 2020 (từ ngày 16/12/2019 đến ngày 15/6/2020), trên địa bàn toàn tỉnh đã phát hiện 62 vụ vi phạm môi trường, trong đó xử lý 61 vụ, xử phạt 2.367 triệu đồng. Nguyên nhân vi phạm chủ yếu là vi phạm gây ô nhiễm môi trường, việc xả thải vượt quá tiêu chuẩn, quy chuẩn ra môi trường của các doanh nghiệp, vi phạm không có giấy tờ kiểm dịch vệ sinh an toàn thực phẩm của các cơ quan chức năng, không rõ nguồn gốc xuất xứ và khai thác cát bừa bãi gây ô nhiễm môi trường.
Cũng trong sáu tháng đầu năm (tính từ 16/12/2019 đến 15/6/2020), toàn tỉnh xảy ra 3 vụ cháy, không có thiệt hại về người, thiệt hại tài sản 800 triệu đồng. Trong đó, tính riêng tháng Sáu, trên địa bàn xảy ra một vụ cháy tại xưởng hóa chất tinh khiết của nhà máy hóa chất Đức Giang, không có thiệt hại về người. Nguyên nhân vụ cháy đang được tiếp tục điều ta làm rõ và thống kê thiệt hại. So với cùng kỳ năm 2019, số vụ cháy giảm 4 vụ, giảm 57,1%.
12. An toàn giao thông
Theo số liệu của Ban An toàn giao thông tỉnh Hưng Yên, từ ngày 15/5/2020 đến 14/6/2020, toàn tỉnh xảy ra 13 vụ tai nạn giao thông (trong đó 12 vụ tai nạn đường bộ, 1 vụ tai nạn đường sắt), làm chết 11 người, làm bị thương 6 người. So với tháng trước, số vụ tai nạn tăng 4 vụ, tăng 44,44%; số người chết tăng 4 người, tăng 57,14%; số người bị thương tăng 3 người, tăng 100%. Tính từ đầu năm đến hết ngày 14/6/2020, toàn tỉnh đã xảy ra 74 vụ tai nạn giao thông, làm chết 61 người, làm bị thương 32 người. So với cùng kỳ năm 2019, số vụ tai nạn giảm 7 vụ, giảm 8,64%; số người chết giảm 5 người, giảm 7,58%; số người bị thương giảm 16 người, giảm 33,33%.
Khái quát lại: Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương sáu tháng đầu năm trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của dịch Covid-19, song với sự nỗ lực của các cấp chính quyền địa phương, các doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh khắc phục các khó khăn, phát huy các thuận lợi nên kinh tế của tỉnh vẫn duy trì được kết quả khá, kinh tế tiếp tục tăng trưởng trên cả ba khu vực, cơ cấu kinh tế tiếp tục có sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ; các chính sách về an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống nhân dân ổn định.
Trên đây là báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Hưng Yên 6 tháng và 6 tháng đầu năm 2020